12+ tác hại của việc trị nám bằng laser? Nguyên tắc hạn chế tác dụng phụ
Không thể phủ nhận hiệu quả xóa mờ thâm nám của phương pháp bắn laser. Tuy nhiên, các tác hại của việc trị nám bằng laser như: Đau rát, da sưng đỏ, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hay mỏng da, mòn da,… cũng khiến không ít tín đồ làm đẹp băn khoăn, e dè có nên lựa chọn hay không.
Tóm tắt bài viết
- 1. Tác hại của việc trị nám bằng laser là gì?
- 1.1. Đau rát trong và sau khi bắt laser
- 1.2. Tác hại của việc trị nám bằng laser làm da đỏ, sưng hoặc ngứa
- 1.3. Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
- 1.4. Sắc tố da bị thay đổi khi điều trị nám bằng laser
- 1.5. Bầm tím nơi điều trị nám
- 1.6. Tạo một đường ranh
- 1.7. Nhiễm trùng – Tác hại của việc trị nám bằng laser
- 1.8. Gây sẹo kém thẩm mỹ trên khuôn mặt
- 1.9. Trị nám bằng laser khiến da bị phồng rộp, đóng vảy
- 1.10. Mất chất béo trên biểu bì da
- 1.11. Mỏng da, mòn da – tác hại của việc trị nám bằng laser không thể tránh
- 1.12. Hiện tượng “Breakouts” da
- 2. Nguyên tắc hạn chế tác hại của việc trị nám bằng laser
1. Tác hại của việc trị nám bằng laser là gì?
Với cơ chế phá vỡ sắc tố melanin sâu dưới da bằng cách sử dụng tia laser tác động trực tiếp. Điều này chắc chắn ít nhiều ảnh hưởng đến khu vực da trị nám và cả khu vực da xung quanh. Dưới đây là 12+ tác hại của việc trị nám bằng laser mà chuyên gia da liễu đã tổng hợp lại, giúp phái đẹp có cái nhìn khách quan nhất để cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp làm đẹp.
1.1. Đau rát trong và sau khi bắt laser
Tia laser mang năng lượng cực cao, tác động trực tiếp vào da chắc chắn không khỏi gây nên cảm giác đau rát khó chịu. Chính vì vậy, trước khi tiến hành đốt laser, bác sĩ sẽ tiến hành ủ tê để khách hàng không có cảm giác đau trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, cảm giác đau rát ngay lập tức xâm chiếm toàn bộ khuôn mặt. Cảm giác này sẽ kéo dài trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên.
1.2. Tác hại của việc trị nám bằng laser làm da đỏ, sưng hoặc ngứa
Đây chính là một trong những tác hại của trị nám bằng laser thường gặp phải nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do lớp biểu bì trên da bị “thiêu đốt” bởi năng lượng tia laser. Khiến vùng da trị nám, thậm chí cả các vùng da lân cận có biểu hiện sưng đỏ, ngứa. Phản ứng này cũng hoàn toàn bình thường, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, sẽ biến mất trong vòng 2 – 3 ngày.
1.3. Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Làn da trị nám bằng laser chắc chắn sẽ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời bởi đã bị mỏng đi 1 vài lớp. Theo đó, mỗi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, da thường dễ bắt nắng, nhạy cảm hơn, dễ ửng đỏ hoặc nóng rát khó chịu.
1.4. Sắc tố da bị thay đổi khi điều trị nám bằng laser
Phương pháp điều trị nám bằng laser đôi khi sẽ gây thay đổi sắc tố da. Nguyên nhân chính thường do người thực hiện lựa chọn mức năng lượng laser không phù hợp. Nhưng vấn đề này cũng không quá nghiêm trọng, bởi vùng da tăng sắc tố có thể hồi phục lại sau từ 1 – 2 tháng nếu có phương pháp chăm sóc tốt nhất.
1.5. Bầm tím nơi điều trị nám
Nhiều người sau khi đốt nám, tàn nhang bằng tia laser, trên khuôn mặt xuất hiện những vết bầm tím hoặc các đốm tím li ti. Đây là biểu hiện của vùng da bị xung huyết do sử dụng tia laser không đúng mức năng lượng, gây tổn thương đến các mô tế bào dưới da. Các đốm bầm tím này có thể mờ đi sau vài ngày mà không gây ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ của tổng thể khuôn mặt.
1.6. Tạo một đường ranh
Đường ranh này thực chất là phân giữa vùng dùng tia laser và vùng không dùng tia laser. Đường này sẽ thường xảy ra khi điều trị ở các vùng da mỏng, yếu như xung quanh mắt, xung quanh môi. Để làm mờ đường ranh này, người trị nám cũng cần chăm sóc da bằng các phương pháp như đắp mặt nạ, bôi kem dưỡng, chống nắng cho da,… để nhanh chóng.
1.7. Nhiễm trùng – Tác hại của việc trị nám bằng laser
Điều trị nám bằng laser tuy hiếm khi bị nhiễm trùng, nhưng một khi đã gặp phải biến chứng này sẽ vô cùng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Biến chứng này xảy ra có khá nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu do dụng cụ điều trị chưa được khử trùng, môi trường điều trị chưa vô khuẩn, trình độ tay nghề bác sĩ thực hiện bắn laser còn non kém.
1.8. Gây sẹo kém thẩm mỹ trên khuôn mặt
Sử dụng tia laser ở tần số quá cao, không phù hợp sẽ khiến da tổn thương gây sẹo. Tuỳ cơ địa từng người, có người sẽ tạo sẹo lõm, có người sẽ tạo sẹo lồi. Những vết sẹo này khó có thể điều trị bằng các nguyên liệu tự nhiên hoặc kem trị sẹo, mà cần can thiệp công nghệ hiện đại.
1.9. Trị nám bằng laser khiến da bị phồng rộp, đóng vảy
Đây là tác hại của việc trị nám bằng laser mà hầu hết những ai điều trị bằng phương pháp này đều gặp phải. Tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày, sau đó sẽ dần bong ra, giúp da đều màu trở lại.
1.10. Mất chất béo trên biểu bì da
Tia laser quá mạnh khiến các tế bào chất béo trên da bị thiêu đốt và co lại. Tình trạng này cũng không có cách cải thiện. Vậy nên, khách hàng cần tìm đến địa chỉ uy tín điều trị nám an toàn, đúng kỹ thuật nhất.
1.11. Mỏng da, mòn da – tác hại của việc trị nám bằng laser không thể tránh
Tác hại không thể tránh được khi điều trị nám sạm với tia laser chính là mỏng da, mòn da. Mỗi lần bắn laser, các lớp biểu bì được đốt cháy, bong ra để loại bỏ phần thâm nám. Nhưng cũng chính cơ chế này đã khiến làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng và dược mỹ phẩm.
1.12. Hiện tượng “Breakouts” da
Ở một số người, sau khi điều trị nám bằng laser, mụn trên da sẽ đồng loạt “khởi nghĩa” nổi khắp mặt. Nguyên nhân có thể do kích ứng với tia laser hoặc do kích ứng với những dưỡng chất bổ sung trong và sau quá trình điều trị phục hồi da.
2. Nguyên tắc hạn chế tác hại của việc trị nám bằng laser
Chuyên gia thẩm mỹ da liễu cho biết, các tác hại của việc trị nám bằng laser hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh. Theo đó, khách hàng cần đảm bảo các nguyên tắc dưới đây:
2.1. Lựa chọn địa chỉ uy tín và chất lượng
Việc lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín quyết định đến 70% sự thành công của liệu trình điều trị, cũng như đảm bảo cho sự an toàn sức khỏe. Vậy nên, khách hàng cần tìm hiểu kỹ, tham khảo nhiều nơi để lựa chọn cơ sở trị nám bằng laser hội tụ các yếu tố bao gồm:
– Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia thực hiện chữa trị nám có trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm.
– Sở hữu hệ thống máy móc hiện đại phục vụ tốt cho quá trình điều trị nám da tàn nhang.
– Các dụng cụ được khử trùng, diệt khuẩn, quy trình làm việc chuẩn y khoa.
– Có cam kết đảm bảo sau khi trị nám da.
Hiện trên thị trường có không ít cơ sở thẩm mỹ thực hiện điều trị nám da bằng công nghệ laser. Vậy nên, khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ trước khi chọn nơi trao gửi nhan sắc của mình.
2.2. Thăm khám và chuẩn bị trước khi làm laser
Thăm khám và chuẩn bị trước khi làm laser đảm bảo hiệu quả trong việc phòng tránh các tác hại của việc trị nám bằng laser. Thực hiện thăm khám kỹ càng, đo lường mức độ nám da giúp bác sĩ hiệu rõ tình trạng nám hiện tại, hiểu rõ tiền sử bệnh lý cũng như hiểu được các chỉ số trên da. Điều này để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.
2.3. Bảo vệ da sau điều trị để hạn chế tác hại của việc trị nám bằng laser
Điều trị nám da bằng laser chắc chắn sẽ khiến da nhạy cảm hơn so với trước đây. Vậy nên, điều mà chị em không thể bỏ qua sau khi kết thúc liệu trình bắn laser là thiết lập một chu trình chăm sóc da khoa học, giúp da nhanh chóng phục hồi và khoẻ mạnh trở lại. Chu trình bảo vệ da đầy đủ được chuyên gia da liễu khuyến khích bao gồm: Làm sạch bằng toner, làm sạch sâu bằng sữa rửa mặt, toner cân bằng da, serum dưỡng da, kem dưỡng ẩm phục hồi da, kem chống nắng.
12+ tác hại của việc trị nám bằng laser kể trên hoàn toàn có thể phòng tránh và hạn chế khi đảm bảo nguyên tắc mà các chuyên gia thẩm mỹ – da liễu khuyến nghị. Bên cạnh đó, hiện nay cũng có không ít phương pháp trị nám công nghệ cao, hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Để tìm hiểu thêm về các phương pháp trị nám này, chị em có thể liên hệ ngay với Phòng khám Da liễu Pasteur để được tư vấn chi tiết.