3 cách tính chỉ số BMI cho người Việt Nam chuẩn, chính xác nhất

21/09/2023 Tác giả: admin 1223

Hiện nay, cách tính chỉ số BMI cho người Việt Nam đang được ứng dụng rất nhiều cho những phụ huynh có con trong giai đoạn phát triển, vì đây là thông số xác định chính xác độ chuẩn cho thể hình của trẻ. Ngoài ra, những người muốn cân đối lại thể hình hay những người quan tâm nhiều đến sức khỏe dựa trên các thông số khoa học này.

1. Những cách tính chỉ số BMI cho người Việt Nam

Để tính được chỉ số BMI chuẩn cho người Việt Nam, có 3 công thức áp dụng phổ biến được chuyên gia dinh dưỡng cung cấp.

1.1. Tính chỉ số BMI theo chiều cao và cân nặng

Đây là công thức đơn giản mà phổ biến nhất hiện nay, dựa vào các thông số dễ xác định nhất là chiều cao và cân nặng. Ba mẹ có thể xác định được độ chuẩn của con mình ngay sau khi có được 2 thông số này theo công thức:

BMI = cân nặng (kg) / (chiều cao x chiều cao)

Chú ý, chiều cao ở đây được tính theo đơn vị mét (m), ví dụ con nặng 40kg và cao 1m35 thì con sẽ có chỉ số BMI là: 40/(1,35 x 1,35) = 21,9. Công thức tính BMI được tính theo tỷ lệ nên ở bất kỳ độ tuổi nào cũng sử dụng được chứ không riêng gì các bạn nhỏ. Để đánh giá thông số BMI, hãy dùng kết quả thu được và so sánh với bảng dưới đây:

Bảng đánh giá chỉ số BMI dựa theo cân nặng và chiều cao.
Bảng đánh giá chỉ số BMI dựa theo cân nặng và chiều cao.

Đánh giá các mốc cơ bản:

+ BMI <18,5: Đây là mức cảnh báo thiếu cân, thiếu dinh dưỡng làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

+ BMI từ 18,5 – 25: Ở trong khoảng BMI lý tưởng này, mọi thứ đều an toàn, các chỉ số cân đối và thường ít gặp các bệnh nghiêm trọng.

+ BMI từ 25 – 30: Chỉ số này cảnh báo sự thừa cân của người được đo, nhưng mức độ chưa quá nghiêm trọng, cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ hơn.

+ BMI >30: Với những người có chỉ số BMI cao hơn 30, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, tim mạch hay tiểu đường sẽ xuất hiện. Cần có ngay lập tức một chế độ tập luyện và dinh dưỡng thật sự khoa học để kiểm soát cân nặng hoặc đến ngay các cơ sở chuyên về dinh dưỡng để được tư vấn thêm.

1.2. Công thức tính BMI bằng vòng eo và vòng mông

Công thức BMI này có tên gọi là Waist-Hip Ratio (WHR) giúp đánh giá được mức độ cân đối hay chênh lệch giữa bụng và mông, từ đó làm căn cứ để người tập lựa chọn giảm mỡ bụng hay tăng mông. Phương pháp này thường được phụ nữ sử dụng để căn chỉnh “chiều rộng” cho mình, giúp thân hình trở nên quyến rũ hơn. Để tính số đo thể trạng dựa vào vòng 2 và vòng 3, hãy sử dụng công thức:

WHR = Số đo vòng bụng / Số đo vòng mông

Chú ý, cần đo chính xác số đo của 2 vòng để đảm bảo kết quả đưa ra là chính xác. Một mẹo nhỏ dành cho người chưa biết đo, vòng bụng sẽ được tính là vòng tròn ngang rốn, trong khi vòng mông được đo từ điểm nhô ra ngang mông.

Ví dụ, một bạn nữ làm văn phòng có số đo vòng 2 là 75cm và vòng 3 là 85cm thì chỉ số BMI là: 75 / 85 = 0,88 kết quả này được tính là bất thường, do chỉ số WHR của phụ nữ cần đạt là <0,85. Đối với đàn ông thì con số này được nới rộng hơn một chút, mức tiêu chuẩn là dưới 0,95. Đối với trẻ chưa đảm bảo chỉ số WHR, bố mẹ cần lên ngay một chế độ tập luyện để trẻ không bị tình trạng béo bụng sớm.

1.3. Phương pháp tính cân nặng lý tưởng theo BMI

Cân nặng bao nhiêu thì hợp lý là câu hỏi của rất nhiều người chứ không riêng gì phái đẹp. Bằng công thức cơ bản dưới đây, bạn sẽ tìm ra được đâu là cân nặng chuẩn hay trong khoảng nào là không bị quá gầy, không quá béo. Cụ thể

+ Cân nặng lý tưởng nhất = Số lẻ chiều cao (cm) x 9 / 10

Người có chiều cao 1m60 sẽ được tính như sau: 60 x 9 / 10 = 54 (kg)

+ Cân nặng tối thiểu = Số lẻ chiều cao (cm) x 8 / 10

Nếu bạn cao 1m60 thì cân nặng tối thiểu cần đạt là: 60 x 8 / 10 = 48 (kg)

+ Cân nặng tối đa = Số lẻ chiều cao tính theo cm

Nếu bạn cao 1m60 thì cân nặng tối đa của bạn sẽ ở mức 60kg, khi vượt quá mốc này sẽ được tính là thừa cân, béo phì.

2. Thông số BMI chuẩn cho từng lứa tuổi

Đối với người trên 18 tuổi thì áp dụng công thức tính BMI theo hướng dẫn, nhưng đối với trẻ đang trong độ tuổi phát triển thì mức BMI chuẩn sẽ được chia theo giai đoạn. Trong đó có giai đoạn đầu đời và giai đoạn phát triển của trẻ, từ đó bố mẹ sẽ có kiến thức để đánh giá mức độ phát triển của con đã cân đối và phù hợp chưa.

Ảnh thông số phát triển BMI của trẻ trong 12 tháng đầu đời.
Ảnh thông số phát triển BMI của trẻ trong 12 tháng đầu đời.
Bảng chiều cao và cân nặng hợp lý cho trẻ trong độ tuổi phát triển từ 6 - 18.
Bảng chiều cao và cân nặng hợp lý cho trẻ trong độ tuổi phát triển từ 6 – 18.

3. Những vấn đề thường gặp ở người có chỉ số BMI không chuẩn

Mặc dù BMI được xem là con số tham khảo để tính mức độ cân đối cho cơ thể, tuy nhiên khi con số này bị lệch thì cũng là điềm báo không thể xem thường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì những người có chỉ số BMI dưới 18,5 hoặc trên 30 là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh:

+ Thừa cân, béo phì: Là tình trạng thường gặp với những người có chỉ số BMI từ 40 trở lên.

+ Một số bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch: Là một ảnh hưởng đến từ chế độ dinh dưỡng dư thừa, nhưng không thể nào bỏ qua các nguy cơ này.

+ Các bệnh xương khớp: Cũng là một ảnh hưởng tới từ thừa cân, các bệnh xương khớp thường xuất hiện do áp lực dồn lên xương cao hơn so với người bình thường.

+ Trầm cảm: Thường xuất hiện khi gặp quá nhiều lời chê bai, đánh giá về ngoại hình và cân nặng dẫn đến xuất hiện cảm giác tự ti, ngại giao tiếp và lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm.

+ Suy nhược cơ thể: Dễ gặp nhất ở những người thiếu cân, thiếu chất khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái thiếu năng lượng, mệt mỏi kéo dài.

4. Bí quyết thay đổi chỉ số BMI đảm bảo sức khỏe và thể hình

Cách kiểm soát, điều chỉnh thông số BMI hiệu quả để mang lại một thân hình và sức khỏe tốt sẽ cần xây dựng từ chế độ ăn hàng ngày, ngủ nghỉ hay tập thể dục…

4.1. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học

Để kiểm soát được dinh dưỡng nạp vào hàng ngày, bạn cần có cho mình một bảng tính calo, từ đó sẽ dựa trên mức độ thừa hay thiếu cân để bổ sung thêm hoặc bớt lượng đạm nạp vào. Dù thừa cân hay thiếu cân thì điều đầu tiên cần ghi nhớ trong thực đơn mỗi ngày chính là rau xanh, bởi cung cấp chất xơ và các vitamin tự nhiên sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu chất, giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ và chuyển hóa bên trong cơ thể.

Ngoài ra, hãy tránh bổ sung những món ăn chứa nhiều dầu mỡ vì nó làm dạ dày trở nên khó tiêu dẫn đến tích tụ calo và mỡ thừa ngay cả khi bạn không hề béo. Một số loại đồ uống có cồn, chất kích thích cũng cần hạn chế sử dụng, bởi khả năng phá hủy tế bào thần kinh của các loại chất này khiến quá trình chuyển hóa của cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều.

4.2. Tập thể dục mỗi ngày giúp thể hình “chuẩn”

Việc tập thể dục không đơn giản là bạn muốn giảm cân mà ngay cả khi bạn muốn tăng cân bạn cũng nên thực hiện. Bởi cơ thể được vận động đều mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể, từ đó chống lại những nguy cơ gây bệnh.

Những bài tập đơn giản nhất cho phụ nữ là đi bộ, leo cầu thang, đi bộ nhanh… Trong khi các bạn trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên chơi các môn thể thao như đá bóng, cầu lông, bơi lội, bóng rổ để kích thích quá trình phát triển chiều cao. Một lưu ý quan trọng khi tập thể dục là không tập ngay sau khi ăn, nên cách ra khoảng 1 đến 2 tiếng rồi mới bắt đầu tập luyện.

4.3. Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh stress

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần mà rất ít người đang gặp phải có thể ý thức được. Việc cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng sẽ làm cho hệ tiêu hóa, bài tiết bị rối loạn gây ra tình trạng thèm ăn làm tăng cân nhanh. Trong khi đó, một nhóm người khác lại có cảm giác chán ăn, thường xuyên bỏ bữa khiến cơ thể bị suy nhược, xuống cấp gây ra các bệnh về dạ dày, đại tràng…

Cách đơn giản nhất để cơ thể không bị rơi vào tình trạng này chính là không làm việc quá 8 tiếng mỗi ngày, dành thời gian để nghỉ ngơi, đọc sách, nghe nhạc giúp tinh thần thư giãn.

4.4. Luôn ngủ trước 23 giờ và đủ 8 tiếng mỗi tối

Quá trình nghỉ ngơi của cơ thể cũng cần được đảm bảo được thực hiện đúng giờ, đầy đủ để giúp cơ thể được phục hồi lại sau một ngày dài làm việc vất vả. Theo đồng hồ sinh học của cơ thể, thời gian từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng là lúc quá trình thanh lọc, giải độc, nghỉ ngơi của cơ thể diễn ra mạnh nhất. Vì vậy hãy chú ý một giấc ngủ đêm đủ lâu và đủ sâu để giúp cơ thể không bị tích tụ mỡ thừa, giảm nguy cơ đột quỵ do các dây thần kinh không hoạt động quá mức.

4.5. Bổ sung đầy đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày

Theo khuyến cáo, 2 lít nước là lượng nước tiêu chuẩn mà cơ thể cần nạp vào trong 1 ngày. Lượng nước này sẽ giúp quá trình chuyển hóa, trao đổi chất diễn ra đều đặn hơn, từ đó cơ thể sẽ khỏe mạnh và giảm nguy cơ thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, những người tham gia các hoạt động thể dục, thể thao nhiều sẽ cần bổ sung nhiều nước hơn, thường từ 2,5 đến 3 lít/ngày.

Cách tính chỉ số BMI cho người Việt Nam không quá khó khăn và cần tất cả mọi người nắm rõ. Bởi thông qua những con số cơ bản này, bạn sẽ hạn chế được những rủi ro về bệnh tật cũng như chắc chắn hơn về vẻ đẹp hình thể cho bản thân mình. Chia sẻ ngay bài viết để người thân, bạn bè biết thêm cách đánh giá và bảo vệ sức khỏe, thể hình thật hiệu quả nào.