Bánh giò là món ăn không còn xa lạ với chúng ta trong các bữa ăn sáng, ăn nhẹ trưa hay các bữa phụ. Ăn bánh giò có mập không là thắc mắc chung của những người thường xuyên dùng loại thực phẩm này. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một chiếc bánh giò chứa khoảng 450 kcal – “ngưỡng báo động đỏ” trong giảm cân. Vì vậy ăn bánh giò hoàn toàn gây mập, thậm chí nhanh hơn nhiều so với các thực phẩm khác.
Tóm tắt bài viết
1. Phân tích lượng calories trong bánh giò
Với kết cấu dẻo mềm, hương vị thơm ngon, bánh giò là món ăn được ưa chuộng ở cả hai miền Nam, Bắc. Mỗi nơi sẽ có những biến tấu khác nhau trong thành phần để phù hợp với khẩu vị người dân địa phương. Nhưng dù có thay đổi, sáng tạo, một chiếc bánh giò vẫn có những thành phần cơ bản như bột gạo, thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, gia vị, dầu ăn.
Một chiếc bánh giò nhỏ 150g với đầy đủ nguyên liệu cơ bản, lượng calories sẽ nằm trong khoảng 450 kcal. Trong đó:
– Bột gạo: 178 kcal
– Thịt nạc băm: 150 kcal
– Mộc nhĩ: 45 kcal
– Gia vị, dầu ăn khoảng 70 kcal
2. Ăn bánh giò có mập không?
Nắm được lượng calories trong từng nguyên liệu bánh giò, chúng ta có thể dễ dàng tính toán được lượng calories tổng là khoảng 450 kcal. Đây là mức năng lượng cao và dễ dàng gây béo. Chưa kể, năng lượng trong bánh giò còn có thể tăng cao hơn do cách chế biến; lượng thịt; tỷ lệ thịt nạc – mỡ trong nhân bánh; dầu ăn, gia vị sử dụng;…
Tỷ lệ calories càng cao nguy cơ tăng cân và tích tụ mỡ thừa ở các bộ phận như bụng, bắp tay, đùi, lưng,… của phái đẹp càng lớn. Tần suất sử dụng bánh giò, mức độ tập luyện cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng quyết định việc ăn bánh giò có béo không.
3. Cách ăn bánh giò an toàn cho sức khỏe
Là một món ăn ngon, được chế biến từ các nguyên liệu an toàn, giàu dinh dưỡng nên nhiều người lựa chọn bánh giò trong các bữa ăn hàng ngày. Tần suất lặp lại các bữa ăn có bánh giò cũng tương đối dày đặc. Bởi dù biết bánh giò có khả năng gây tăng cân nhưng phái đẹp vẫn khó cưỡng lại bởi vị ngon đặc biệt.
Ăn bánh giò thường xuyên không chỉ khiến cân nặng nàng tăng mất kiểm soát mà còn kéo theo hàng loạt vấn đề về sức khỏe như mỡ máu, tim mạch, phù nề,… Để đảm bảo an toàn tuyệt đối về mặt sức khỏe, hãy chú ý:
Người trưởng thành có thể trạng bình thường, không bị béo, tích mỡ ăn tối đa 2 bữa bánh giò/ tuần. Chú ý tập luyện đều đặn sau khi sử dụng bánh giò.
Người muốn giảm cân, chỉ ăn 1 bữa bánh giò/tuần. Tuyệt đối không dùng bánh giò cỡ lớn, nhiều nhân hay kết hợp cùng các loại topping gây béo như chả nướng, giò chả, xúc xích,… Nên tăng các loại rau, dưa leo, đồ chua,… ăn kèm để cân bằng lại bữa ăn bánh giò giàu năng lượng với tinh bột, chất béo và protein.
Bà bầu không ăn quá 3 bữa bánh giò/ tháng. Nếu ăn nên hạn chế tối đa các loại đồ ăn kèm gây béo.
Trẻ em ăn bánh giò tối đa 1 lần/tuần. Chỉ lựa chọn các phần bánh giò nhỏ hoặc ½ bánh giò cỡ lớn mỗi lần.
4. Ăn bánh giò giảm cân không?
Chỉ một phần bánh nhỏ nhưng chứa đủ tinh bột, protein, chất béo khiến nhiều nàng có ý định sử dụng bánh giò trong bữa ăn giảm cân. Theo các phân tích từ chuyên gia, bánh giò gây mập nên khả năng sử dụng kết hợp trong chế độ ăn kiêng là không khoa học.
Ngay cả khi phái đẹp cắt giảm hoàn toàn lượng tinh bột để thay thế bằng bánh giò cũng không hợp lý. Bánh giò chỉ nên dùng làm món ăn vặt trong những ngày Cheat day với mục đích giảm ngán và tăng thêm động lực giảm cân.
Nhưng ngay cả các ngày ăn thoải mái, phái đẹp cũng vẫn nên giới hạn lượng lượng bánh giò nạp vào cơ thể. 1 cái bánh giò cỡ vừa kèm nhiều dưa leo khoảng 400 kcal là hợp lý. Sau khi sử dụng phần bánh giò này, nàng nên nghỉ ngơi và bắt đầu Plank đốt mỡ ngay để giảm mỡ bụng. Vì loại thực phẩm này chủ yếu gây tích tụ mỡ thừa ở vùng bụng.
5. Các loại thực phẩm gây tăng cân cần tránh ăn cùng bánh giò
Bánh giò sở hữu vị thơm béo đặc trưng nên các món ăn kèm cùng thường có vị béo ngậy tương tự. Có thể điểm qua một số loại topping ăn kèm cần tránh cùng bánh giò như sau:
Xúc xích: 100g xúc xích chứa đến 300 kcal. Chưa kể, phương pháp chiên rán ngập dầu cũng làm lượng calo trong món ăn kèm này tăng lên đáng kể. Theo đó, tổng lượng calories trong một phần bánh giò lên đến khoảng gần 800 kcal. Đây là mức năng lượng đặc biệt cao trong quá trình giảm cân, nàng cần lưu ý hạn chế.
Thịt xiên nướng: Theo thống kê, một phần thịt xiên 100g có lượng calories khoảng 250 kcal. Cộng thêm 450 kcal trong bánh giò, tổng năng lượng nàng nạp vào cơ thể lên đến 700 kcal. Mức năng lượng này cao chỉ sau bánh giò xúc xích.
Giò chả: Mỗi loại giò chả chế biến sẵn sẽ có lượng calories khác nhau. Tính trung bình, mức năng lượng trong giò chả thông thường là 230 kcal/100g. Dù tổng lượng calories trong bánh giò topping giò chả không cao như hai món trên nhưng cũng tương đối lớn và dễ gây béo.
Trứng chiên, trứng ốp la: Ngoài 3 loại món ăn kèm cùng bánh giò phổ biến kể trên, trứng chiên, trứng ốp la cũng là món ăn được lựa chọn nhiều. Năng lượng trong món trứng ăn kèm xấp xỉ 200 kcal. Như vậy, một phần bánh giò trứng chiên, ốp la cũng đã lên đến trên 600 kcal. Mức năng lượng này chỉ được tiêu thụ hoàn toàn sau 30 phút bài tập cường độ cao như cardio, plank,… trong hai ngày liên tiếp.
6. Cách làm bánh giò chay giảm cân giữ dáng
Gọi bánh giò là món ăn “khó bỏ” quả không sai bởi vị hương vị thơm ngon, kết cấu mềm mại tan ngay trong miệng khi thưởng thức. Nếu chưa thể ngừng, loại bỏ món ăn này ra khỏi bữa ăn sáng, ăn nhẹ hàng ngày, nàng có thể thử công thức làm bánh giò chay. Món ăn này cũng có hương vị thơm ngon, nóng sốt mềm mại nhưng lượng calories trong 100g chỉ dừng lại ở 200kcal.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 250gr bột gạo, 50gr bột năng.
– Một phần mộc nhĩ, nấm hương nhỏ.
– Một củ cà rốt, một bắp ngô ngọt cỡ vừa.
– 2 thìa cà phê gia vị ăn kiêng, một thìa cà phê tiêu.
Cách chế biến:
Bánh giò truyền thông sẽ cần nước hầm xương để làm nước dùng trộn bột tạo độ béo ngậy. Nhưng trong món bánh giò chay, phần nước này cần loại bỏ hoàn toàn. Phần nhân cũng sẽ không có thịt mà thay vào đó là các loại nấm thơm ngon dinh dưỡng.
– Chuẩn bị một nồi nước nhỏ, nấu cà rốt, ngô để tạo độ thanh ngọt tự nhiên. Thêm một chút gia vị ăn kiêng để nước dùng hài hòa và cân bằng hương vị hơn.
– Ngâm mộc nhĩ, nấm hương cùng nước ấm để bung nở mềm mại tự nhiên. Băm nhỏ phần mộc nhĩ, nấm hương để chuẩn bị làm nhân bánh.
– Bắc chảo chống dính lên bếp, thêm một thìa dầu olive nhỏ, cho phần nhân đã chuẩn bị vào đảo đều. Có thể thêm một chút gia vị ăn kiêng và ngô ngọt, cà rốt vào để tăng độ hấp dẫn. Các nguyên liệu chay nhanh chín nên chỉ cần xào khoảng 5 phút rồi để nguội trước khi gói bánh.
– Trộn hai phần bột gạo và bột năng với nhau, bỏ vào nồi nước dùng khuấy đều cho đến khi hơi nặng tay, cảm nhận được độ đặc sánh và độ trong suốt của bột.
– Thêm một chút dầu olive để bột mịn màng, dẻo thơm và dễ tạo hình bánh hơn. Nên làm bánh ngay khi còn nóng để quá trình tạo hình, dàn bột đơn giản hơn.
– Múc bột bánh giò ra các bát nhỏ quết dầu olive hoặc lá chuối tươi. Tạo một phần nhỏ ở giữa để thêm nhân chay. Khéo léo lấy một phần bột phủ đều che kín nhân bánh. Hấp bánh trong khoảng từ 20 phút, Có thể tăng thời gian nếu các phần bánh chuẩn bị có kích thước lớn hơn.
Để bánh kiểm tra độ chín tự nhiên của bánh giò, nàng có thể sử dụng que nhỏ, xiên vào sâu trong tâm bánh để kiểm tra. Không thấy bột dính vào que tức là bánh đã chín đều.
Nên ăn kèm nhiều rau cùng bánh giò chay. Nếu muốn sử dụng thêm nước sốt cho đậm đà, nàng nên ưu tiên các loại gia vị thuần chay, gia vị không calories,…
Thắc mắc ăn bánh giò có mập không của phái đẹp được giải đáp và khẳng định chắc chắn có bởi chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng. Nàng nên hạn chế và thử công thức bánh giò chay để duy trì vóc dáng thon gọn, săn chắc. Đừng quên chia sẻ bài viết lên các diễn đàn để nhiều nàng biết đến món ăn giảm cân giữ dáng từ bánh giò.