Ăn mì tôm vào ban đêm có béo không? Cách ăn mì tôm ít tích tụ mỡ thừa

21/09/2023 Tác giả: admin 1158

Mỳ tôm là món ăn tiện lợi, chế biến nhanh nên thường được ưa chuộng sử dụng vào bữa sáng hoặc buổi tối. Nhưng ăn mì tôm vào vào ban đêm có béo không? Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn mì tôm vào buổi tối chắc chắn gây béo, thậm chí gây ra bệnh lý nguy hiểm như thừa cân, béo phì.

1. Ăn mì tôm vào buổi tối có béo không?

Trung bình, một gói mì tôm chứa khoảng 50g chất bột đường, 13g chất béo và có mức năng lượng gần chạm ngưỡng 350kcal. Mức calo này tương đương với một chén cơm nhỏ, một tô bún, phở và chỉ chiếm khoảng 1/6 tổng năng lượng thiết yếu cho một người trưởng thành.

Tưởng chừng như với mức năng lượng này, mì tôm khó gây tăng cân nhưng hầu hết các báo cáo khoa học hiện đại đều chứng minh ngược lại. Bởi mì tôm là món ăn được chế biến qua nhiều công đoạn chiên ngập dầu, gia vị, phụ gia bảo quản,… nên bản thân nó là món ăn gây béo.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đồng khẳng định, ăn mì tôm chắc chắn gây béo, đặc biệt là vào ban đêm vì đây là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại nên khó hấp thụ khối lượng calo “khổng lồ” trong mì tôm.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đồng khẳng định, ăn mì tôm chắc chắn gây béo, đặc biệt là vào ban đêm
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đồng khẳng định, ăn mì tôm chắc chắn gây béo, đặc biệt là vào ban đêm

2. Tác hại khi sử dụng nhiều mì tôm khi ăn vào ban đêm

Mì tôm chỉ nên dùng làm các món ăn nhanh, món thay thế trong những ngày bận rộn. Khi có thời gian, chúng ta nên chuẩn bị những bữa ăn dinh dưỡng, thơm ngon bởi món ăn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường,… do mì tôm có nhiều nguồn chất béo Trans Fat từ dầu chiên, bột, gói dầu mỡ, gia vị,… Đây đều là các chất béo gây hại cho cơ thể.

Dễ mắc bệnh sỏi thận do mì tôm chứa lượng muối cao hơn 1,8 lần nhu cầu thiết yếu cơ thể nên chúng khó được tiêu thụ hoàn toàn. Ăn nhiều mì tôm trong thời gian dài, lượng muối tích tụ gây tổn thương và làm suy giảm chức năng thận, gan.

Đối mặt với ung thư dạ dày bởi sử dụng mì tôm liên tục trong thời gian dài khiến hệ tiêu hóa phải “gồng mình” chống đỡ với tồn dư chất bảo quản, phụ gia thực phẩm,… nên suy yếu nhanh và dễ mắc các bệnh đường ruột và nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.

Tích tụ độc tố, nổi mụn, béo phì, mì tôm có thành phần chính là bột mì được chiên trong lượng dầu nóng dễ sản sinh ra độc tố nếu chế biến sai cách khiến những chất độc hại bị lưu lại trong cơ thể. Lâu dần, chúng “bùng phát” mạnh mẽ gây mụn nhọt và khiến cân nặng tăng cao.

Béo phì, nổi mụn, tích tụ độc tố,... là những tác hại phổ biến của mì tôm
Béo phì, nổi mụn, tích tụ độc tố,… là những tác hại phổ biến của mì tôm

3. Cách ăn mì tôm an toàn, ít hấp thụ năng lượng

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định mì tôm chỉ nên sử dụng như một món ăn nhanh vì hàm lượng dưỡng chất thấp trong khi nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không cần loại bỏ hẳn món ăn này khỏi chế độ ăn hàng ngày mà chỉ cần thực hiện các cách ăn an  toàn, ít hấp thụ năng lượng như sau:

Chần sơ vắt mì, bỏ nước đầu trước khi chế biến

Nguyên nhân chính làm mì tôm bị xếp vào danh sách “thực phẩm độc hại” vì chứa lượng dầu chiên và chất bảo quản tương đối lớn. Những chất này khi đưa vào cơ thể không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà còn gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm.

Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn các thành phần độc hại này nhưng có thể giảm xuống mức tối thiểu bằng cách chần sơ vắt mì tôm qua nước sôi 80 – 100 độ C để loại bỏ các chất tạo màu, chất bảo quản cũng như dầu chiên tồn dư. Mì tôm nên được chần sơ khoảng 2 lần để loại bỏ toàn bộ các chất độc hại.

Hạn chế ăn kèm các món gây béo

Bởi bản thân mì đã là món ăn gây tăng cân nếu không biết tiết chế hay sử dụng với lượng hợp lý. Sử dụng thêm những nguyên liệu nhiều calo như trứng, xúc xích, bò khô,… có tác dụng “nịnh miệng” nhưng lại dễ khiến cân nặng tăng chóng mặt. Thay thế topping dễ gây mập bằng rau xanh là cách ăn mì healthy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.

Nên bỏ các gói gia vị, dầu mỡ

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khoảng 80% chất béo trong mì tôm nằm trong gói gia vị, dầu mỡ. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế dùng gia vị đóng gói, nhất là gói dầu cay đi kèm.

Không ăn quá nhiều mì tôm trong thời gian dài

Thay đổi cách chế biến không làm mì tôm trở thành thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà chỉ loại bỏ phần nào các chất độc hại. Chính vì vậy, cách đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe là hạn chế lượng sử dụng hàng ngày.

Dùng đúng bữa, tránh ăn mì vào ban đêm

Ăn mì tôm gây béo, đặc biệt là vào ban đêm vì đây là khoảng thời điểm cơ thể chậm hấp thụ và tiêu hóa hơn. Do đó, chúng ta chỉ nên dùng mì vào một số bữa cố định cần nguồn năng lượng lớn và có khả năng tiêu hóa hoàn toàn như buổi sáng, buổi trưa.

Tuyệt đối không dùng mì tôm vào buổi tối từ sau 20 giờ, nhất là đêm muộn để cơ thể có thời gian thích ứng, phân giải hoàn toàn chất béo cũng như không gây ảnh hưởng đến cân nặng và vóc dáng.

Ăn mì tôm sớm, kết hợp nghỉ ngơi tập luyện là cách giảm năng lượng tiêu hấp thu trong mì tôm
Ăn mì tôm sớm, kết hợp nghỉ ngơi tập luyện là cách giảm năng lượng tiêu hấp thu trong mì tôm

Ăn mì tôm vào ban đêm có béo không? Câu trả lời đến từ các chuyên gia dinh dưỡng là chắc chắn có. Vì vậy, chúng ta chỉ nên dùng mì tôm với lượng vừa đủ, không ăn thường xuyên và có áp dụng các cách chế biến phù hợp để hạn chế năng lượng tích tụ.

Bài viết liên quan