Bị sẹo rỗ không nên ăn gì? 7+ thực phẩm nên kiêng khi trị sẹo lõm

20/08/2023 Tác giả: admin 498

Bị sẹo rỗ không nên ăn gì được nhiều người quan tâm bởi ai cũng mong muốn nhanh chóng sở hữu làn da mịn màng, xóa bỏ khuyết điểm. Sau điều trị sẹo lõm, 7 loại thực phẩm chị em, các đấng mày râu nên kiêng bao gồm rau muống, gạo nếp, thịt bò, tôm, cua, thịt gà,… Nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm chứa vitamin A, C, E, giàu kẽm, protein,…

1. Bị sẹo rỗ không nên ăn gì? Liệt kê 7 thực phẩm nên “cạch mặt”

Ở tình trạng bình thường, phái mạnh, phái đẹp có thể nạp vào cơ thể bất cứ thực phẩm nào mà không cần kiêng khem. Tuy nhiên, khi bị sẹo rỗ, nhất là sau điều trị lăn kim, phi kim, laser, bóc tách đáy sẹo, chấm TCA,… làn da ít nhiều bị tổn thương nên cần tránh ăn một số thực phẩm sau:

1.1. Rau muống dễ gây sẹo lồi

Trả lời cho câu hỏi bị sẹo rỗ không nên ăn gì, các bác sĩ Da liễu cho biết nên kiêng ăn rau muống. Rau muống là món ăn dân dã, phổ biến ở bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, sau khi trị sẹo lõm, rau muống có khả năng kích thích sản sinh collagen một cách mạnh mẽ.

Vùng trị sẹo rỗ không những được làm đầy mà còn khiến xuất hiện sẹo lồi. Collagen tăng sinh quá mức làm cho sẹo bị nâng cao hơn mức cần thiết, lồi lên trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, cần hạn chế ăn rau muống khi trị sẹo lõm.

1.2. Gạo nếp nóng, mưng mủ, sẹo rỗ lâu phục hồi

Các món ăn làm từ gạo nếp như xôi, bánh,… có tính nóng, dễ gây mưng mủ vùng điều trị, làm thời gian phục hồi vết thương lâu hơn. Đây là lý do vì sao những người sau trị sẹo rỗ hay phẫu thuật được khuyên không nên ăn đồ nếp.

Để tránh đồ nếp làm vết thương lâu liền, có thể làm sẹo bị lồi thì chị em, phái mạnh hãy nói không với thực phẩm này. Nếu muốn ăn, hãy đợi cho đến khi vết thương trị sẹo rỗ liền lại.

1.3. Thịt bò khiến vùng da sẹo lõm thâm, xỉn màu

Trong thịt bò, lượng protein dồi dào, tuy nhiên, ăn vào có thể khiến cho vết sẹo lõm trở nên thâm, tối màu, mất thẩm mỹ hơn. Chính vì vậy, nếu ăn thịt bò vào giai đoạn đang điều trị sẹo rỗ, làn da có thể xuất hiện hiện tượng sần sùi, tăng nguy cơ phát triển sẹo lồi do collagen bị rối loạn.

1.4. Hải sản: tôm, cua gây ngứa, dị ứng

Sau khi trị sẹo lõm bằng lăn kim, phi kim,… làn da sẽ có những vết thương nhỏ trên gương mặt nhằm kích thích cơ chế tự làm lành. Sử dụng các loại hải sản dễ gây kích ứng da như tôm, cua, khi da bị ngứa, theo bản năng chị em, phái mạnh sẽ cho tay lên gãi. Điều này gây tổn thương đến làn da vùng sẹo rỗ vừa điều trị.

Hơn nữa, việc gãi ngứa khiến vết thương tổn thương trầm trọng thêm, khiến cho khả năng phục hồi chậm lại. Vì vậy, nếu dị ứng với bất cứ món ăn nào ngoài hải sản, phái đẹp, phái mạnh cũng nên lưu ý, tránh sử dụng sau khi trị sẹo lõm.

1.5. Thịt gà khiến vùng sẹo rỗ sưng, tạo mủ

Ở giai đoạn da đang lên da non, thịt gà nên “cạch mặt”, đặc biệt là phần da. Da gà có nguy cơ gây sưng, tạo mủ, khiến vết sẹo lâu lành. Tiêu thụ thịt gà quá nhiều còn làm cản trở hệ tiêu hóa, vết thương sẽ lâu phục hồi hơn.

1.6. Bị sẹo rỗ không nên ăn gì? Kiêng uống bia rượu

Các chất kích thích là tác nhân khiến cho lượng collagen ở da bị thiếu hụt, đứt gãy, lão hóa dẫn đến nguy cơ hình thành sẹo rỗ. Hơn nữa, khi thực hiện các kỹ thuật lăn kim, phi kim,… nếu uống nhiều rượu, bia, nước có gas sẽ làm giảm hiệu quả trị liệu.

1.7. Những đồ ăn cay, nóng khiến sẹo rỗ lâu hồi phục

Khi bị sẹo rỗ, cần hạn chế tối đa việc sử dụng thêm các loại gia vị có tính chất cay, nóng như ớt, hạt tiêu,… Bởi các thực phẩm cay, nóng đẩy nhanh quá trình lão hóa da, làm đứt gãy liên kết collagen, elastin, sẹo lõm càng khó chữa lành, lâu hồi phục.

2. Nên ăn gì để trị sẹo lõm, làm đầy hố sẹo? Bật mí từ bác sĩ Da liễu

Muốn làn da nhanh tái tạo, ngoài chăm sóc trực tiếp, kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vô cùng hữu ích. Làn da tái tạo cần bổ sung nhiều dưỡng chất, vitamin nên để lấp đầy hố sẹo, chị em, nam giới hãy đưa nha đam, cà chua, khoai lang, bí ngô vào thực đơn hàng ngày.

2.1. Nha đam làm da căng bóng, giàu dinh dưỡng

Nha đam chứa lượng nước dồi dào, giàu vitamin, dưỡng chất có lợi cho da nên dùng nhiều làm mặt nạ trị sẹo rỗ, trị mụn. Theo đó, nha đam sử dụng làm thực phẩm vô cùng tốt cho cơ thể. Khi có sự kết hợp tác động cả bên trong và bên ngoài bằng nhau đam, dưỡng chất sẽ giúp vết sẹo rỗ lấp đầy nhanh chóng.

Các chuyên gia Dinh dưỡng gợi ý một số món ăn từ nha đam thơm ngon, bổ dưỡng, trị sẹo rỗ tốt bao gồm nấu chè, làm nước ép, sinh tố,… Thường xuyên đắp mặt nạ, ăn nha đam, làn da sẹo lõm có sự cải thiện tích cực.

2.2. Cà chua chứa lượng vitamin A, C dồi dào

Nhắc đến thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A, C cao, hỗ trợ xóa sẹo rỗ hiệu quả không thể bỏ qua cà chua. Ăn cà chua điều độ giúp tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn cho làn da thâm sẹo, kích thích tăng sinh collagen để làm đầy.

Trong bữa ăn hàng ngày, có thể chế biến cà chua làm salad, nước ép, sinh tố, nấu canh,… Mỗi món ăn, thức uống tạo hương vị riêng nên có thể chống ngán khi sử dụng.

2.3. Khoai lang khắc phục nếp nhăn, ngăn ngừa viêm nhiễm

Thành phần retinol trong khoai lang chính là yếu tố giúp cải thiện nếp nhăn, trẻ hóa làn da sẹo rỗ, thâm mụn hữu hiệu. Retinol dẫn xuất của vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tạo rào chắn, bảo vệ da trước sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài. Làn da có sự kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm, tình trạng sẹo lõm sẽ được khắc phục tốt lên.

2.4. Bí ngô giàu kẽm, kiềm tiết dầu tốt

Một số nghiên cứu cho thấy bí ngô giàu kẽm, enzym,… có khả năng cân bằng độ pH cho da, từ đó giúp da kiểm soát bã nhờn tốt, mềm mại tự nhiên. Với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và làn da, bí ngô nên góp mặt trong khẩu phần ăn hằng ngày của chị em, phái mạnh.

Bị sẹo rỗ không nên ăn gì? Chuyên gia Da liễu đã tiết lộ cho phái đẹp, các đấng mày râu nắm rõ để đạt hiệu quả điều trị cao. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc da sẹo lõm sau điều trị quyết định tới 50% tỉ lệ thành công. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, việc có làn da mềm mịn, đẹp tự nhiên, không dấu vết mất thẩm mỹ là điều không khó.