Chỉ yêu mình em Chương 11 | Quỳnh Chi mang thai
Khang Viễn đơ mất mấy giây rồi vội đẩy Amabella:
– Này, cậu ôm tớ lâu thế người ta nhìn vào lại tưởng chúng ta đang yêu nhau đấy!
Amabella nhíu mày:
– Không được sao?
Khang Viễn giải thích:
– Thực ra ở phương Tây thì ôm hay thơm vào trán, vào má là bình thường, nhưng ở phương Đông bọn tớ không như vậy, đây là vấn đề văn hóa mà.
Amabella phung mặt:
– Ý tớ là tớ và cậu không yêu nhau được sao?
Khang Viễn tất nhiên rất hiểu ý của cô bạn người Pháp này, bởi anh luôn là người tinh tế và nhạy cảm mà. Mấy năm nay, dù gia đình rất giàu, có công ty riêng nhưng Amabella vẫn luôn đồng hành cùng anh, không chỉ vì cô ấy thích tự lập mà còn vì tình cảm riêng dành cho Khang Viễn.
Phụ nữ phương Tây cởi mở, thẳng thắn hơn ở phương Đông nên Khang Viễn không khó khăn để nhận ra tình cảm của cô. Nhưng anh chỉ luôn xem Amabella là bạn mà thôi, không phải anh lo bất đồng ngôn ngữ hay sự khác biệt về văn hóa mà chỉ vì trái tim anh duy nhất hướng về cô bé bán hoa trên phố mà thôi!
Chỉ tiếc là giờ đây, anh không còn xứng đáng với cô bé ấy nữa, anh đã lấy đi sự trinh trắng của một người con gái trong cơn say mà không nhớ đó là ai. Khang Viễn hi vọng bốn năm học tiếp theo, anh sẽ có thời gian kiểm chứng lại tình yêu của mình. Một là sau này anh sẽ đường hoàng đứng trước cô để nói lời yêu, hãi là nếu cô có người khác và sống hạnh phúc, anh sẽ mỉm cười và chúc phúc cho cô. Bởi anh hiểu, miễn là Quỳnh Chi hạnh phúc, anh sẽ không bao giờ ân hận vì đã yêu cô dù không được đáp lại. Khang Viễn đã lao đầu vào học tập và làm việc những ngày tháng sau đó. Có những đêm, trở về căn nhà ở ngoại ô, ngồi một mình, anh nhớ cô đến ngơ ngẩn. Phải chăng, cô chỉ là một cơn gió đẹp thoáng qua đời anh?
Nếu thế, thì cơn gió ấy quả là mạnh mẽ, bởi nó cuốn đi cả tâm hồn và trái tim anh, để lại một khoảng không chơi vơi, một nỗi nhớ khôn nguôi và cả một sự dằng xé khó tả. Những năm tháng trên đất Pháp giờ đây đối với Khang Viễn tựa như một liều thuốc để anh tĩnh tâm hơn, để anh rèn giữa thêm bản lĩnh của mình. Mùa xuân, khi nhớ cô, anh một mình tản bộ trong những khu vườn của công viên Parc de Seaux, nhìn những cánh hoa đào, những bông hồng xinh đẹp, Khang Viễn lại nhớ đến Quỳnh Chi cùng những đóa hoa của cô. Hè tới, nghĩ về cô, anh phóng xe tới cánh đồng hoa oải hương ở Provence, thưởng thức hương thơm đặc biệt của loài hoa ấy để rồi nhớ nhung về một bóng hình ở mãi trong tim mình. Thu sang, mỗi khi lòng dạ cồn cào vì hình ảnh cô, Khang Viễn lại đi đến cánh đồng nho bạt ngàn, thưởng thức ly rượu vang ở trang trại như nhâm nhi nỗi nhớ vào tim mình. Đông đến, những bông tuyết rơi trên hè phổ, trên mái nhà, Khang Viễn ngồi lặng lẽ trong một quán cà phê nhỏ để trầm ngâm nghĩ về mối tình của mình.
Đã có lúc Khang Viễn định bay ngay về Việt Nam, đứng trước cô mà kể rõ, mà thổ lộ nhưng rồi không hiều sao, anh lại giầu nổi nhớ điên dại vào tim để trưng ra bộ mặt lạnh lùng, điễm tĩnh hàng ngày, luôn quyết đoán trong công việc. Kết quả học tập càng cao, công việc càng tiến triển tốt luôn tỉ lệ thuận với tình yêu dành cho cô trong anh càng lớn. Trong những năm tháng ấy, Amabella luôn ở cạnh Khang Viễn, cả trông công việc lẫn cuộc sống thường ngày, Cô gái Pháp có mái tóc màu hạt dẻ quyến rũ, đôi mắt to tròn, thân hình gợi cảm đã cố gắng trở nên dịu dàng, hiền thục hơn. Khang Viễn biết, cô ấy thay đổi, thậm chí học nấu món ăn Việt Nam là vì anh. Không thể phủ nhận, Amabella rất thông minh, trong công việc là một trợ lý đắc lực cho Kháng Viễn với rất nhiều chiến lược kinh doanh được cô đừa ra rất hoàn chỉnh. Amabella hiểu tâm lý của người Pháp nên có một người như cô bên cạnh quả là một lợi thế.Biết cô hi sinh rất nhiều cho mình nhưng Khang Viễn chưa bao giờ đặt Amabella vào trái tim mình.
Khang Viễn sang Pháp một ngày, thì nỗi nhớ trong lòng Quỳnh Chi càng lớn. Một tháng sau ngày anh sang xứ người, một hôm, Quỳnh Chi đang học bài trên lớp thì bỗng thấy hoa mày chóng mặt. Cô nhớ mình đã ăn sáng, không hiểu sao bụng dạ lại cồn cào. Quỳnh Chi đứng dậy định xin cô giáo xuống phòng y tế thì bồng cô ngã quy xuống ghế. Cả lớp đang im phăng phắc nghe giảng bỗng chốc náo loạn. Kiến Khôi hốt hoảng lao lại ôm lấy Quỳnh Chi mà lay:
– Quỳnh Chỉ, Quỳnh Chi! Cậu làm sao vậy?
Rồi cậu nhìn mọi người xung quanh cũng đang ngạc nhiên:
– Tránh ra! Tránh ra!
Vừa nói, cậu vừa bê Quỳnh Chi chạy lên phòng y tê. Vì đây là trường Chuyên của Tỉnh nên vấn đề y tế cũng được coi trọng chu đáo. Đặt Quỳnh Chi lên giường, Kiến Khôi run rẩy nói với cô y tá:
– Quỳnh Chi…. bạn ấy…bỗng dưng ngất xỉu….
Cô y tá từ tốn nói:
– Cháu cứ bình tĩnh đi! Chắc bạn ấy tụt huyết áp thôi! Lớp mười một học nhiều nên chắc cũng căng thẳng nữa, không sao đâu!
Một lát sau, Quỳnh Chi tỉnh lại. Cô bé dáo dác nhìn xung quanh, nhận ra mình đang nằm ở phòng y tế nhà trường và bên cạnh là Kiến Khôi đang lo lắng đến toát mồ hôi hột:
– Quỳnh Chi, cậu sao rồi? Tớ lo quá!
Quỳnh Chi thầy đầu hơi choáng, bụng cồn cào nôn nao, cô nói khẽ:
– Sao tớ lại ở đây? Tiết mấy rồi?
Kiến Khôi nói nhanh:
– Cậu không nhớ gì à? Cậu ngất xỉu trong lớp, cậu nằm gần hết tiết thứ tư rồi. Lo gì, ai cũng biết cậu phải lên đây mà!
Quỳnh Chi vội ngồi dậy nhưng đầu óc lại quay cuồng:
– Tớ phải lên lớp, tiết thứ năm quan trọng lắm!
Kiến Khôi vội đỡ cô nằm xuống:
– Cậu nghỉ đi, tớ chép bài cho, để tớ gọi cô y tá!
Khi cô y tá bước vào, cô ấy nhìn Kiến Khôi:
– Được rồi, cháu ra ngoài đi, cô khám thêm cho Quỳnh Chi, cháu là con trai, ở đây không tiện!
Kiến Khôi ra ngoài và đóng cửa lại, cô y tá ngôi xuống bên cạnh Quỳnh Chi:
– Quỳnh Chi, cô hỏi mấy việc, cháu phải trả lời thật nhé!
Quỳnh Chi gật đầu dù trong lòng khó hiểu. Cô y tá hỏi rất nhẹ:
– Cháu trễ kì kinh lâu chưa? Quỳnh Chi giật mình.
Quả thật cô đã trễ hơn mười ngày nhưng vì học hành căng thẳng để tập trung cho kì thi lấy học bổng du học nên cô không hề để ý, chỉ nghĩ do căng thẳng mà thôi. Cô đáp:
– Dạ, cháu bị trễ hơn mười ngày rồi ạ! Cháu làm sao vậy cô?