Cuộc chiến hào gia chương 22 | Gia Huy là con ai?

18/03/2024 Tác giả: Hà Phong 251

Trong phòng lúc này có một người trung tuổi và một thanh niên, cả hai người đều mặc trang phục công an. Bỗng người trung tuổi vừa nhìn thấy bà Lan thì lên tiếng:

Chào bà Lan…
Bà Thúy Lan giật mình, không hiểu tại sao ông cán bộ này lại biết tên mình. Biết bà ta bị bất ngờ, quay sang người công an viên bên cạnh, ông giới thiệu:

Đây là phu nhân của ông chủ tịch tập đoàn Phùng Gia.
À, hóa ra ông ta biết tên mình nhưng chẳng qua vì mình là vợ ông Vĩnh. Nhưng không ngờ khi ông ta vừa dứt lời thì bà Diệu lên tiếng:

Hèn chi tham phú phụ bần, bà bỏ anh trai tôi để theo đại gia, con người bà ăn ở thất đức, lúc nào cũng chỉ có tiền và tiền, rồi trước sau bà cũng bị quả báo thôi…
Đến lượt ông Trung thắc mắc hỏi bà Diệu:

Ý bà là sao?
Bà Thúy Lan vội vàng lên tiếng:

Cũng chỉ là hiểu nhầm thôi, không có gì đâu…
Nhưng bà Diệu đã cắt lời:

Thật phiền quá nhưng bây giờ tôi mới gặp được bà ta, thật ra con người bà ta chỉ có tiền thôi, ngay chiếc vòng bà ta đang mang trên tay cũng là của mẹ tôi, mà anh tôi đã trao cho vợ mới cưới, nhưng sau đó thì sao? Bà ta lấy toàn bộ vòng vàng mừng cưới rồi bỏ trốn ngay trong đêm tân hôn, không ngờ quả đất tròn, hôm nay tôi lại gặp bà ta ở đây.
Thật là mất mặt, vừa rồi ông cán bộ còn chào bà rất lịch sự, với tư cách là một phu nhân của chủ tịch, nhưng bây giờ qua giọng nói của bà Diệu thì bà chẳng khác gì lừa đảo. Bây giờ bà biết thanh minh như thế nào đây? Đúng lúc đó ông cán bộ Trung quay sang nói với điều tra viên Long:

Yêu cầu bà Diệu sang phòng bên viết lời khai…
Bà Diệu vẫn không chịu:

Tôi yêu cầu bà Lan trả cho tôi cái vòng, các ông đừng có thấy bà ta giàu rồi bịt miệng người dân nghèo như tôi nha…
Ông Trung quay sang cảnh cáo:

Đề nghị bà ăn nói cho cẩn thận…
Sau khi bà Diệu và điều tra Long đi sang phòng bên rồi, ông Trung lắc đầu:

Người đâu mà dữ thấy ớn…
Bà Lan thấy thế phụ họa theo:

Tôi không tiếc gì cái vòng nếu cô ấy thích, nhưng nay nó chật quá không tháo được…

Thì cũng hơn 20 năm rồi còn gì, hồi còn trẻ trông bà ốm hơn bây giờ, kể cũng tội ông Nam cứ thẫn thờ mất một thời gian dài…

Ôi trời, ông cán bộ này đang nói gì vậy cà? Không lẽ ông ta cũng biết bà ngày đó? Nếu vậy tại sao ông ấy lại bênh vực bà không để bà Diệu làm mất sỹ diện chứ? Bây giờ bà phải nói thế nào đây? Thôi tốt nhất là im lặng, ông ta hỏi câu nào thì trả lời câu đó. Tiếng ông Trung lại tiếp tục:

Thôi chúng ta vào công việc chính nhé…

Công việc gì? cán bộ nói tôi không hiểu…

Bà không hiểu cũng đúng thôi, bởi thời gian cũng hơn 10 năm rồi, vậy mà Gia Huy nó vẫn nhớ đấy, cái đêm bà đẩy ông cụ cha chồng xuống cầu thang ấy…

Như con nhím xù lông, bà ta đứng phắt dậy chỉ tay vào mặt ông Trung la lớn:

Này ông đừng tưởng mình là cán bộ thì muốn làm gì thì làm, ông đang gắp lửa bỏ tay người, nhưng với ai chứ với tôi thì không xong đâu…

Bà bỏ ngay cái tay xuống, bà đang chỉ vào ai đấy hả? Bà nên nhớ đây là cơ quan điều tra, tôi có đủ nhân chứng vật chứng để bắt bà về tội giết người. Ông cụ già yếu thì có tội tình gì mà bà cũng nỡ giết chỉ vì ông ấy không ưa bà, không ưa là đúng bởi bà chính là người thứ ba phá nát hạnh phúc gia đình của ông Vĩnh…

Nhân chứng đâu? Vật chứng đâu? Ông đưa ra đây, đừng có ngồi đó mà phán tội cho người khác…

Nhân chứng chính là con trai bà và vật chứng chính là lời thú tội của bà…

Bà Lan tỏ ra xúc động, kéo vạt áo lau nước mắt:

Thật nực cười, khi ông cụ bị té thì chỉ có hai ông cháu từ trên lầu đi xuống, lúc đó tôi đang ở trong phòng, đến khi nghe Gia Huy khóc hét lên thì tôi mới nghe thấy và chạy đến đưa ông cụ vào phòng, nhưng thật đáng tiếc là ông cụ không qua khỏi…

Vậy còn nội dung băng ghi âm bà thú nhận đã đẩy ông cụ xuống cầu thang với Gia Huy thì sao?

Ông mở băng ghi âm cuộc nói chuyện của hai mẹ con lúc trưa làm bà Lan ngạc nhiên đến tột độ, ai đã gài băng ghi âm để hại bà? Nhất định là bà Nhã Trúc đã làm việc đó, bà ta tu hành nhưng lòng dạ vô cùng ác độc, suốt những năm qua biết mình là kẻ đến sau nên bà lúc nào cũng chấp nhận thua thiệt mà không hé răng nói một lời, tại sao bây giờ bà ta mới làm việc này? Có phải chăng khi ông Vĩnh bị tai nạn thì bà ta mới ra tay để đuổi mẹ con bà đi không, chắc chắn lúc đó không ai còn tranh giành tập đoàn với Gia Minh nữa…

Suốt hơn một thập niên, bà đã im lặng và câu chuyện về cái chết của Ba chồng cũng không ai nhắc đến nữa, vậy mà chỉ vì một giây phút mất cảnh giác thì bà đã phải trả một cái giá quá đắt. Thấy bà ta ngồi im, ông Trung lên tiếng:

Bà còn muốn nói gì nữa không? bà Thúy Loan?

Tôi không biết ông đang nói gì và nói ai chứ không phải tôi…

Đúng rồi, bà thì nhớ ai chứ? Bà chỉ biết đến bản thân mình miễn sao có thật nhiều tiền cho dù phải dùng đến thủ đoạn nào, Bà vốn là một người phụ nữ đẹp nhưng tâm không đẹp, chỉ vì số vàng vòng đám cưới mà bà nỡ bỏ trốn khỏi nhà chồng, bà nói bản thân chịu thiệt thòi vì sống với ông Vĩnh mà không có danh phận, bà có yêu ông ta đâu mà cần điều đó, bà chỉ yêu tiền của ông ta mà thôi…

Chuyện nhà tôi mà các ông cứ nói như thật, ông Vĩnh từng là một chủ tịch tập đoàn thì đâu phải nói sao nghe vậy, cũng như các ông bày trò đưa tôi đến đây thì xem như mọi chuyện đã rồi, các ông muốn chém muốn giết ai là quyền của các ông, chúng tôi là dân đen thấp cổ bé họng thì cho có kêu thấu tận trời xanh thì cũng chẳng có ích gì…

Ông Trung cười:

Chắc bà cũng đã từng nghe nói những kẻ đường cùng không còn lối thoát thì thường nói bậy, nhưng đây là luật pháp, chúng tôi có đủ nhân chứng vật chứng để bắt bà phải trả giá về những tội ác mà bà đã gây ra…
Bà Lan cương quyết phản đối:

Nhân chứng là ai? các ông bịa đặt ra giấc mơ để con trai tôi hoang mang, còn vật chứng là cuộn băng ghi âm thì các ông cắt ghép gì mà chẳng được. Ai nhìn thấy tôi đẩy ông cụ xuống cầu thang? Cho tôi đối chất với người đó…

Chính con trai bà đã nhìn thấy điều đó…

Con tôi đi phía trước, ông cụ đi sau lưng thì làm sao mà nhìn thấy? bộ nó có mắt sau gáy hay sao?

Tôi nhớ không lầm thì bà vừa nói lúc ông cụ té, bà đang ở trong phòng, vậy tại sao bà lại nhìn thấy Gia Huy đi trước quay lưng lại với ông Cụ? không có lẽ bà có khả năng nhìn xuyên tường được hay sao?
Bà Lan cảm thấy cổ họng căng cứng, bị ông cán bộ xoay xở như vậy, giờ bà không nhớ rõ những gì đã nói, bà bắt đầu cảm thấy lo lắng, giọng nói bắt đầu run rẩy, không còn mạnh mẽ như trước:

Tôi… tôi già rồi, quên trước sau, thời gian trôi qua đã lâu, không thể nhớ chính xác. Nhưng tôi không giết ông cụ, nhà chỉ có hai mẹ con, khi tôi thấy cảnh đó, tôi hoảng sợ lắm, nếu tôi bình tĩnh hơn, có thể ông đã…
Bà bắt đầu rơi nước mắt, nhưng kỳ lạ là không có ai xúc động trước những giọt nước mắt đó. Những giọt nước mắt nhạt nhẽo, tiếng khóc giả tạo, đầu bà hạ xuống nhưng ánh mắt vẫn liếc sang người bên cạnh…

Ông Trung nghiêm túc nói:

Chắc là hết rồi, mong bà hợp tác với cơ quan điều tra, thú nhận thật thà để nhận lượng khoản bồi thường theo luật pháp…

Tôi không giết ông cụ…

Bà hãy viết vào giấy, thú nhận về cuộc trò chuyện với con trai, về việc bà hối hận về sự việc này.

Tôi… tôi chỉ hối hận vì không đưa ông đi cấp cứu kịp thời chứ không phải vì đã giết ông…

Chúng tôi không có thời gian nghe những lời phủ nhận của bà. Khi Gia Huy ôm lấy ông kêu khóc, bà còn đẩy cậu ta ra, kéo về phòng và khóa cửa lại. Bà giải thích với con trai rằng ông già không muốn sống nữa. Bà đưa con trai sang nước ngoài vì sợ con nói ra sự thật. Bà nghĩ rằng chuyện này sẽ không ai nhớ nhưng thật không may, bà sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật…

Khi ông Trung kết thúc, chiếc còng số 8 đã đóng chặt vào cổ tay bà. Khuôn mặt của bà Lan, một người phụ nữ xinh đẹp được trang điểm kỹ lưỡng, bỗng nhiên trắng bệch như một xác chết. Bà gục xuống, nhưng tờ giấy trước mặt vẫn trắng tinh, không một chữ viết. Dù bà không viết, không ký, nhưng với những bằng chứng và nhân chứng đã đủ để kết án bà. Điều đó chỉ làm tăng thêm khó khăn cho bà…

Bà Lan được dẫn vào phòng tạm giam. Bỗng bà nhìn thấy Hòa đang ở đó, quên rằng bản thân mình là tội phạm, bà chạy lại gần hắn nhưng bị một chiến sỹ nữ kéo lại. Bà van xin:

Xin cho tôi gặp ông ta một chút…

Không được, bà hãy vào phòng…

Chỉ vài lời thôi…

Cũng không được…

Thấy Hòa đang càng xa, bà gào lên:

Anh Hòa ơi… Em Lan đây mà…
Nhưng bà thất vọng khi ông ta không quay lại, không nói gì, bà quay lại phòng tạm giam, bước chân nặng trĩu…

Thực ra, từ xa, Hòa đã nhìn thấy bà Lan, cảm thấy ngạc nhiên vì không hiểu tại sao bà lại bị bắt vào đây. Ông Vĩnh thì sao? Nhưng dù có chuyện gì xảy ra thì không nên làm thêm rắc rối, vậy nên hắn quay lưng và đi nhanh như không thấy không nghe gì.

Chứng kiến Gia Huy quỳ lạy xin anh Hai cứu mình, Lan Chi cảm thấy khinh bỉ. Đâu rồi tên ba hoa, đại thiếu gia quắn quéo? Trước mắt cô chỉ thấy một tên hèn nhát, không dám đối diện với hậu quả của hành động mình, cô biết Gia Minh sẽ ra tay cứu anh ta, nhưng đây là chuyện của anh em họ, cô không nên can thiệp.

Bỗng nhớ hôm nay là ngày nhận kết quả xét nghiệm, cô nên tránh mặt để Gia Minh không phải đối mặt. Khi cô nghe Gia Minh hỏi về việc vay tiền, cô không nghe rõ nữa. Khi đến cửa phòng xét nghiệm, tim cô đập loạn như chính vấn đề của mình. Cầm hai tờ kết quả xét nghiệm, Lan Chi không thể nhìn rõ, Gia Huy không phải con ruột của ông Vĩnh và Gia Minh. Vậy Gia Huy là con của ai? Ông Vĩnh vừa phẫu thuật, liệu ông có thể sống sót khi biết tin này không? Cô không biết phải làm thế nào và Gia Huy sẽ phản ứng thế nào khi biết mình không phải con của ông chủ tập đoàn. Ngồi một mình để suy nghĩ, Lan Chi quyết định giấu kín chuyện này, không quay lại nơi Gia Minh đang ngồi. Cô đi ra cổng đợi xe về nhà, cô có thể không nói với Ba và Gia Huy, nhưng không thể không nói với Mẹ, mọi chuyện sẽ do Mẹ tự giải quyết.

Bài viết liên quan