Cuộc chiến hào gia chương 4 | Cái giá của hai vợ
Sau khi thăm hết các phòng trong biệt thự, bà Nhã Trúc chỉ vào căn phòng cuối cùng và lấy chìa khóa ra mở cửa. Cả Gia Minh và Lan Chi đều ngạc nhiên về sự chu đáo của ông ngoại khi thấy danh sách các chủ tịch tập đoàn kèm theo thư ngỏ ông đã chuẩn bị trước. Bà Nhã Trúc ngồi xuống và nói với hai con:
Mẹ có lỗi với ông ngoại vì không thực hiện được ý nguyện của ông. Gia Minh còn trẻ nên không thể chịu trách nhiệm được mọi việc. Khi mẹ lấy ba con thì ông ngoại đã cho ba mẹ 50% cổ phần trong tập đoàn Hà Gia, với yêu cầu ba con phải toàn tâm xây dựng tập đoàn Hà Gia vững mạnh. Nhưng không ngờ chỉ sau mấy năm, ba con đã đổi tên thành tập đoàn Phùng Gia mà không thực hiện đúng như lời hứa với ông ngoại. May mắn là ông chỉ chuyển 50% cổ phần, và hiện nay mẹ sẽ bàn giao cho các con…
Sau khi suy nghĩ một lúc, Nhã Trúc nói:
Để chuẩn bị cho công việc này, chúng ta phải tạm hoãn đám cưới. Cả hai người phải tập trung toàn bộ vào công việc. Ý kiến của anh thế nào?
Không cần suy nghĩ nhiều, Gia Minh trả lời ngay:
Không được, anh đã thảo luận với ba mẹ và em cũng đồng ý…
Lan Chi cười:
Đó là khi chưa xảy ra chuyện này. Bây giờ, khi chúng ta phải thực hiện ý nguyện của ông ngoại, phải tập trung gần như 100% sức lực, trí tuệ và thời gian…
Nhìn hai con tranh luận, bà Nhã Trúc mỉm cười:
Mẹ nghĩ ý của Lan Chi là đúng. Việc này phải được giữ bí mật, vì ba con vẫn đang điều tra số cổ phần này. Nếu ba biết mẹ có số cổ phần này, ba sẽ tìm mọi cách để nhập vào khối tài sản của Phùng Gia…
Nhưng…
Thấy con trai lo lắng về việc mất vợ, bà nói tiếp:
Mẹ không nói rằng các con không nên kết hôn. Nhưng hai người phải đăng ký kết hôn một cách bí mật, và dời lại đám cưới…
Lan Chi gật đầu, làm Gia Minh yên tâm. Sau đó, bà Nhã Trúc nói với cô:
Lan Chi ơi, con về thôi. Thưa với ba mẹ rồi mẹ sẽ đến nhà chơi và xin con cho Gia Minh…
Dạ…
Trên đường về, cả ba người đều im lặng, mỗi người đều đắm chìm trong suy nghĩ của mình. Nhìn Lan Chi trẻ trung, xinh đẹp và tài năng, bà cảm ơn trời đã ban phước cho gia đình. Khi xe đến cổng, chị Bé Tư mở cửa và báo cáo cho bà chủ:
Bà chủ vừa đi thì bà Ba cũng đi luôn…
Bà Nhã Trúc chỉ nói vài câu:
Chị đi làm việc đi…
Rồi nhanh chân bước vào nhà. Lúc đó, điện thoại của ông Vĩnh gọi về. Bà nghe:
Alo…
Ông Vĩnh tỏ vẻ quan tâm:
Bà vừa đến nhà ông bà sui mà sao không báo tôi đi cùng?
Bà biết ai là người đã nói với ông về việc bà rời nhà, nhưng làm bộ ngạc nhiên hỏi lại:
Ai nói với ông rằng tôi đến nhà ông bà sui? Nếu muốn đến chơi thì cũng phải hỏi xem người ta có thời gian tiếp không chứ? Tôi không phải là người ấu trĩ như vậy…
À, tôi vừa ghé về nhà có chút việc mà không thấy bà nên tôi nghĩ…
Bà biết rõ rằng ông Vĩnh nói thay cho bà Ba, nhưng bà không quan tâm. Kể từ khi ông đưa bà và hai mẹ con về đây, mối quan hệ giữa chồng và vợ chỉ còn là hình thức bên ngoài. Bà nhận ra rằng tài chính của tập đoàn Phùng Gia đang gặp vấn đề, vì vậy ông Vĩnh thường xuyên ở nhà và tỏ ra quan tâm đến bà. Mục đích của ông chẳng qua chỉ là muốn tìm hiểu về số cổ phần 50% kia. Nhưng vì bà quá tin tưởng chồng và khi đó bà còn quá trẻ, nên mới nói với cha để chuyển thẳng cho chồng để ông tự chủ động làm việc. Nhưng ông cũng đã quá nóng vội, nếu ông kiên nhẫn hơn, không làm bà thất vọng thì có lẽ 50% cổ phần đó bà đã giao cho con gái từ trước…
Bà cười giả lả như không có chuyện gì xảy ra:
Tôi ra khỏi nhà thì ông cũng biết tôi đi đâu rồi. Ngoài việc lên chùa, tôi không biết đi đâu nữa…
Bà đi chùa sao không nói thằng Gia Minh chở đi?
Thì nó chở chứ còn ai. Hai đứa đi ăn cháo lươn vì không thể nuốt nổi chén cơm ở nhà. Tôi bảo con quay về chở mẹ lên chùa…
Khi nghe bà nhắc đến bữa cơm sáng, ông vội vàng lấy cớ bận để cúp máy:
Tôi lại bận rồi, gặp bà ở nhà nhé…
Ông cúp máy mà chưa đợi bà trả lời. Dự đoán của bà thành hiện thực, tài chính của tập đoàn đang gặp khủng hoảng. Hợp đồng quyết toán thua lỗ, chuỗi nhà hàng khách sạn không thu về nhiều tiền nhưng chi phí lại lớn. Ông đành phải bán một số khách sạn nhà hàng với giá thấp hơn, nhưng vấn đề là hai bên chưa thể đạt được sự thỏa thuận…
Ông muốn sử dụng cơ hội này để kết hôn cho Gia Minh, và sau đó, ông sẽ chuyển tập đoàn đang đứng trên bờ vực này cho con trai. Đó là lý do bà Nhã Trúc mới đưa ra số cổ phần bí ẩn kia, vì thương con trai. Ông trách bản thân đã quá vội vàng và háu đá, khi nhận được 50% cổ phần từ cha vợ, ông đã nhanh chóng thay đổi tên thành tập đoàn Phùng Gia. Hơn nữa, vì bà Thúy Lan đã gài bẫy để mang thai và đe dọa sẽ làm ròm hết mọi chuyện nếu ông không cho bà danh phận, nên ông phải trì hoãn cho đến khi con trai Phùng Gia Huy tròn hai tuổi mới dám đưa về nhà…
Đợt đó là cú sốc lớn đối với ông Hà Thanh, cha ruột của bà Hà Nhã Trúc và cũng là chủ tịch tập đoàn Hà Gia. Khi biết tin, ông bị nhồi máu cơ tim và qua đời. Kể từ đó, số cổ phần kia biến mất một cách kỳ lạ, mặc dù ông đã điều tra mọi cách.
Tiếng chuông điện thoại đưa ông ra khỏi thực tại, màn hình hiển thị một nụ cười, gọi thoại là Hoàng Vũ, một đại gia ngầm không tên tuổi quan tâm đến chuỗi nhà hàng khách sạn của Phùng Gia. Ông nói:
Chào ông bạn vàng, ông khỏe chứ?
Cảm ơn ông, tôi khỏe…
Hoàng Vũ nói nhanh:
Tôi cũng không có nhiều thời gian, chúng ta vào công việc nhé…
Bên tôi chỉ chờ ông quyết là xong, nói thật với ông chứ tôi cũng đau lòng lắm, công sức cả đời nhưng vì tình hình kinh tế sa sút mà phải chấp nhận chuyển giao cho ông quản lý…
Công sức gì chứ? Cơm bưng tận miệng ông chỉ việc ăn mà cũng không giữ được…
Ông Vĩnh giật mình:
Ông điều tra tôi?
Đúng. Có ai bỏ ra cả núi tiền ra mua mà không biết nguồn gốc của món hàng không hả? Nói thật, nếu chuỗi nhà hàng khách sạn này không phải của Hà Gia trước đây thì xin lỗi, ông có bán rẻ tôi cũng không mua, thà mua đất xây mới việc gì mà sài đồ hết thời…
Ông Vĩnh có vẻ bẽ mặt, nhưng thật tình ông đang rất bí, nếu không giải quyết nhanh thì cũng bị ngân hàng phát mãi, chi bằng muối mặt một chút mà xong việc, ông cười gượng:
Ông biết ông già vợ tôi?
Biết chứ? Khi về Việt Nam tôi nghỉ ở khách sạn của ổng hoài à, tôi không ở bển nên ít biết, mãi khi nghe ông rao bán rồi vào trang của tập đoàn Phụng Gia tìm hiểu thì lại chính là tập đoàn Hà Gia. Thôi nói ngắn gọn vào việc chính, tôi có việc…
Ông xem lại thêm cho chúng tôi một chút, đến nước này rồi cực chẳng đã mà phải bán thôi…
Đầu dây bên kia im lặng không trả lời, hoảng quá ông Vĩnh lên tiếng:
Alo…Alo…
Tôi không rảnh, thôi để ngân hàng phát mãi rồi tôi mua đấu giá. Chào ông…
Ông Vĩnh cuống lên gọi lại nhưng người ở đầu dây bên kia khóa máy, ông thẫn thờ ngồi phịch xuống ghế như người mất hồn. Bỗng chuông điện thoại reo, ông chộp ngay điện thoại áp lên tai vồn vã:
Alo, tôi đây…
Ba gửi tiền cho con nghe Ba, con hỏi thì mẹ nói hết tiền rồi, nên con…
Đang sẵn điên tiết lại gặp ngay thằng con chỉ lúc nào cũng hỏi tiền, thậm chí nó còn không hỏi xem dạo này Ba có khỏe không? công việc làm ăn thế nào mà hễ gọi về thì câu đầu tiên là nó hỏi gửi tiền. Ông quát:
Tiền, tiền,… sao máy không nói được lấy một câu khác hay sao mà hễ gọi về là lại gửi tiền, tiền chứ có phải giấy lộn đâu hả mầy?
Gia Huy ấp úng:
Vì con hết tiền nên điện về xin Ba, chứ con biết nói gì bây giờ?
Mày hỏi ông già này chết chưa cũng không sao? Tao sẽ trả lời là tao sắp chết rồi…
Ông chưa nói hết câu thì đầu dây bên kia cúp máy cái rụp. Mệt mỏi buông người xuống ghế sofa, ông tự hỏi có phải ông bị quả báo khi phản bội lại Ba vợ mà rước mẹ con bà Ba về không. Gia Huy trái ngược hoàn toàn với Gia Minh, Minh ngoan ngoãn bấy nhiêu thì Gia Huy phá phách và ngang bướng bấy nhiêu. Ông phải gửi sang bển cho người em quản lý, mặc cho bà Ba la khóc vì nhớ con, nhưng chính ông còn muốn được yên thân.
Ông bỗng nghĩ đến bà Nhã Trúc. Chính vì thế, việc nói thật về tình hình tài chính của tập đoàn có thể là giải pháp cuối cùng để bà tìm cách giúp đỡ. Ông quyết định rằng bà cần phải biết về số phận của những cổ phần kia. Tuy nhiên, vì tức giận về việc ông phản bội bà lấy bà Ba, ông nhận ra rằng ông phải sử dụng sự ngọt ngào, dụ dỗ bà. Ông nhớ về thời điểm ông trở thành ông chủ sau khi bà quyết định níu kéo ông, và ông đã vượt qua mọi thách thức từ đó…
Khi ông gần đến nhà, ông nhận ra một chiếc xe hơi màu đen cũng quẹo vào con đường nhà mình. Do con đường hẹp không thể tránh nhau, ông phải chạy sau chiếc xe. Bất ngờ, chiếc xe màu đen dừng lại trước cổng nhà ông và bà Ba vợ ông bước ra. Khi bà ấy đi vài bước, bà quay lại nói gì đó với người tài xế trong xe. Khi bà Ba đã vào bên trong cổng, chiếc xe cũng vụt chạy đi. Ông Vĩnh không thể tin vào mắt mình, ông dừng lại và gọi điện cho bà Ba. Từ đầu dây bên kia, bà trả lời:
Anh ơi, em đây, anh gọi em có chuyện gì không? Anh sắp về chưa?
Dù ông đang giữ lại cơn tức giận, ông hỏi với giọng bình thường:
Em đang ở đâu vậy?
Anh hỏi sao vậy? Em ở nhà từ trưa đến giờ, không đi đâu cả. Vì đứa bé kia ốm nên cả nhà lo lắng, không ai có tâm trạng ăn cơm cả. Em đợi anh về chở đi ăn đó, anh sắp về chưa?
Nếu đói thì nói, người làm cơm cho ăn mà. La làm gì vậy?
Em không muốn ăn một mình, cảm thấy buồn quá…
Được rồi, đợi anh về rồi cùng ăn…
Chặng đường về cổng nhà chỉ còn khoảng 200m, nhưng ông cảm thấy như nó xa vời. Ông tự hỏi tại sao ông lại bị như thế này, khi người bên cạnh đầu gối tay ấp còn nói dối ông. Chiếc xe màu đen kia là của ai? Tại sao bà Ba lại nói dối ông? Có phải quả báo đã đến sớm với ông khi mọi thứ đều chống lại ông và mọi việc trở nên vô cùng khó khăn…