Có đến 90% phụ nữ gặp vấn đề về da với tình trạng da sần vỏ cam. Da sần vỏ cam là gì? Điều trị da sần vỏ cam như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
Tóm tắt bài viết
1. Da sần vỏ cam là gì?
Da sần vỏ cam (Cellulite) là sự hình thành các khối u có kích thước nhỏ hoặc lõm như lúm đồng tiền trên bề mặt da, chúng có thể xuất hiện ở bất kể vị trí nào trên cơ thể nhưng tập trung nhiều ở mông và đùi.
Da sần vỏ cam có thể gặp ở 90% nữ giới với một mức độ nào đó và chỉ gặp ở khoảng 10% nam giới. Nguyên nhân là do da của đàn ông thường dày hơn và các mô liên kết cũng chắc chắn hơn nữ giới.
Tùy theo mật độ cũng như độ sâu của các khối u và lỗ hõm, tình trạng da sần vỏ cam được chia thành 4 mức độ khác nhau:
- Mức độ 0: Không thể nhìn thấy vùng da bị sần vỏ cam bằng mắt thường, mức độ nhẹ nhất.
- Mức độ 1: Khi cấu vào da thấy xuất hiện sần sùi giống vỏ cam.
- Mức độ 2: Bạn có thể nhìn thấy da sần vỏ cam khi đang đứng.
- Mức độ 3: Bạn có thể thấy vùng da sần vỏ cam ngay cả khi đang nằm hay đang đứng. Đây là mức độ nặng nhất.
2. Nguyên nhân xuất hiện da sần vỏ cam
2.1. Nội tiết và lão hóa
Hormone là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của bệnh da sần vỏ cam. Sự mất cân bằng nội tiết tố, trong đó có các hormone như Estrogen và prolactin ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành những vết đốm sần sùi vỏ cam trên da.
2.2. Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc như thuốc ngừa thai, thuốc ngủ có thể làm thay đổi đến hormone trong cơ thể và lâu dần hình thành nên Cellulite. Không nên lạm dụng thuốc tránh thai quá nhiều để giữ cân bằng nội tiết hoặc chỉ sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ.
2.3. Di truyền
Yếu tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của bệnh sần vỏ cam. Nguyên nhân là do yếu tố di truyền tác động trực tiếp đến tốc độ trao đổi chất, mức độ tuần hoàn trong cơ thể. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng da sần vỏ cam.
2.4. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sần vỏ cam. Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc lá, ít vận động thể chất cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
3. Điều trị da sần vỏ cam như thế nào?
3.1. Điều trị bằng laser
Khi tia laser được bắn ra, năng lượng laser phá vỡ các dải cứng bên dưới da đã sinh bệnh. Điều trị này cũng có thể làm dày da ở nơi hình thành da sần vỏ cam. Làm dày da có thể giúp giảm sự xuất hiện của da sần vỏ cam.
3.2. Liệu pháp sóng âm
Kỹ thuật viên sẽ bôi gel lên vùng da bị ảnh hưởng sần vỏ cam, sau đó, họ tiến hành chạy một thiết bị cầm tay nhỏ (đầu dò) trên vùng da sần. Đầu dò gửi sóng âm vào cơ thể, đánh tan vùng mô da sần.
Các nghiên cứu cho thấy phương pháp này có thể làm giảm sự xuất hiện của sần da cam. Hiệu quả sẽ thấy rõ qua nhiều lần điều trị.
3.3. Phẫu thuật cắt
Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ da liễu sẽ đưa một cây kim ngay dưới da nhằm phá vỡ các dải cứng bên dưới da sinh bệnh. Phẫu thuật cắt đã được chứng minh là làm giảm vết lõm da sần có thể nhìn thấy bằng mắt thường và hiệu quả kéo dài 2 năm hoặc lâu hơn.
3.4. Giảm cân
Tăng cân có thể làm cho da sần vỏ cam nhìn rõ hơn. Đối với một số người, giảm cân và giữ cân nặng khỏe mạnh sẽ làm giảm mức độ của tình trạng này. Tuy nhiên, nếu da bạn trở nên không săn chắc khi giảm cân thì tình trạng sần da cam lại trở nên dễ thấy hơn.
Hãy thiết lập chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa hạn chế tối đa lượng mỡ thừa để khắc phục tình trạng da sần vỏ cam. áp dụng mỗi ngày như đi bộ, đi xe đạp, leo cầu thang, bơi…