Điểm mặt 5 nguyên nhân sẹo rỗ thường gặp và cách khắc phục hiệu quả

07/10/2023 Tác giả: admin 615

Tình trạng sẹo rỗ trên da sẽ rất khó chữa lành, vì vậy biết được nguyên nhân sẹo rỗ là cách tốt nhất để phòng tránh hoặc tìm ra giải pháp điều trị phù hợp. Điều này cũng giúp chúng ta rút ngắn thời gian và chi phí điều trị sẹo rỗ, để trả lại làn da mịn màng, phẳng phiu. Bản chất nguyên nhân gây sẹo rỗ là do collagen và elastin bị đứt gãy, khiến cấu trúc mô da bị phá vỡ gây vết lõm trên da.

1. Tìm hiểu các nguyên nhân gây sẹo rỗ phổ biến nhất

Sẹo rỗ (sẹo lõm) được hình thành do sự tổn thương của lớp hạ bì da, làm cấu trúc da không còn nguyên vẹn. Điều này làm các tế bào không có khả năng tăng sinh collagen và elastin – nhân tố có tác dụng làm đầy vết thương và căng mịn da.

Khi tình trạng trên kéo dài sẽ tạo nên những hố trũng trên bề mặt da, đó chính là sẹo rỗ. Hiểu được các nguyên nhân sẹo rỗ giúp chúng ta giải quyết nhanh chóng tình trạng này, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

1.1. Do hậu quả của các loại mụn như mụn bọc, mụn trứng cá, mụn đầu đen

Các chuyên gia da liễu cho biết nặn mụn là nguyên nhân gây sẹo rỗ hàng đầu. Bởi lẽ quá trình nặn mụn sẽ tác động trực tiếp vào da và vết thương hở bị viêm nhiễm từ đó gây nên sẹo rỗ.

Cho dù bạn thực hiện nặn mụn tại nhà hay tìm đến dịch vụ nặn mụn chuyên nghiệp tại các spa. Không thể nào ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn vào ổ viêm của mụn, gia tăng nguy cơ bị sẹo rỗ.

Ngoài ra, tình trạng mụn tồn tại trên da quá lâu và không điều trị kịp thời cũng vô tình trở thành “thủ phạm” gây sẹo. Khi đó các vết mụn viêm, mụn bọc sẽ bị hoại tử kéo theo việc xóa bỏ các khối mô và tạo nên sẹo lõm.

1.2. Nguyên nhân gây sẹo rỗ do mắc bệnh thủy đậu

Những bệnh lý ngoài da như thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) cũng là một trong những “thủ phạm” giấu mặt khiến sẹo rỗ xuất hiện trên da.

Sau khi chữa khỏi bệnh thủy đậu di chứng để lại là các vết sẹo có bề mặt rộng từ 3 – 8mm. Chúng thường phân bố rải rác trên mặt và kích thước lớn hơn sẹo do mụn tạo ra.

Hầu hết những nốt sẹo rỗ này đều nông hơn sẹo thông thường, nhưng bề mặt của chúng khá “cứng đầu” nên khó chữa lành. Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh khi bị lên thủy đậu cần chăm sóc cơ thể và kiêng khem đúng cách tránh gây sẹo vĩnh viễn trên da.

1.3. Rửa mặt không đúng cách

Nhiều người băn khoăn sẹo rỗ hình thành như thế nào? Một trong những nguyên nhân sẹo rỗ là do vệ sinh da mặt sai cách. Cụ thể, khi bạn chà sát mạnh trên da hoặc dùng khăn thô cứng, nhiễm khuẩn sẽ khiến làn da tổn thương và để lại sẹo.

Chính vì vậy, hãy thực hiện việc rửa mặt một cách nhẹ nhàng. Sau đó, sử dụng loại khăn mềm để thấm nhẹ làm khô da mặt.

1.4. Phơi nắng khiến da bị sẹo rỗ nhanh chóng

Ánh nắng là kẻ thù không đội trời chung của làn da, không chỉ gây nên sẹo rỗ mà còn để lại nhiều vấn đề về da liễu khác trên da như đốm nám, tàn nhang, sạm da,… Khi làn da bị tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời, ngay lập tức nguy cơ gây sẹo, mụn sẽ hình thành.

1.5. Do chế độ dinh dưỡng không khoa học khiến da bị sẹo rỗ

Tuy không trực tiếp gây nên sẹo rỗ nhưng việc ăn các loại thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn, là nguyên nhân gián tiếp “ngáng chân” chu trình làm lành vết thương trên da. Nặng hơn chúng có thể biến các nốt sẹo tồn tại vĩnh viễn không tự lành được.

Mọi người hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng một cách khoa học với đầy đủ dưỡng chất. Tránh xa nhóm thực phẩm không lành mạnh để tránh gây sẹo rỗ, nhất là khi làn da mụn bị kích ứng.

1.6. Một số nguyên nhân khác gây sẹo rỗ

Ngoài những tác nhân được đề cập trên đây, còn một số nguyên nhân khác gây sẹo rỗ như do tai nạn, chấn thương hoặc bị viêm nang lông, áp xe da,…

2. Các biện pháp phòng tránh sẹo rỗ trên da đúng cách

Để không bị sẹo rỗ khiến gương mặt kém thẩm mỹ. Bạn nên “bỏ túi” ngay những bí quyết phòng tránh hiệu quả được các chuyên gia về da liễu chia sẻ dưới đây:

2.1. Chăm sóc da một cách khoa học khi có vết thương

Khi không may bị vết thương hở và chảy máu bạn nên tìm biện pháp khử trùng ngay. Để tránh tình trạng nhiễm trùng và ngăn chặn khả năng gây sẹo.

Đối với những vết thương nhẹ hãy xử lý bằng cách vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. Sau đó sử dụng băng dán cá nhân dán lên vùng bị hở của vết thương để da nhanh khỏi và không để lại sẹo.

Trường hợp bị thương nặng hơn hãy dùng một số dung dịch sát khuẩn thoa lên da, sau khi dùng bông lau sạch vết thương.

Lưu ý, thao tác thật nhẹ nhàng để giữ cho các mô không bị phá hủy. Sau đó, bạn sử dụng gạc đậy lên vết thương rồi dùng băng dính y tế dán lại.

2.2. Từ bỏ thói quen nặn mụn

Hầu hết chúng ta đều nặn mụn, thậm chí thói quen này còn là sở thích của nhiều người. Việc tự nặn mụn không đảm bảo vô khuẩn sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương da.

Hơn nữa, nếu nặn mụn không hết nhân cũng khiến tái mụn trở lại, làn da trở nên xấu xí hơn. Vậy nên, bạn hãy tìm đến các cơ sở thẩm mỹ để can thiệp biện pháp trị mụn chuyên sâugiúp đảm bảo an toàn.

Trên đây là bài viết cung cấp đầy đủ các nguyên nhân sẹo rỗ thường gặp, khiến những ai mắc phải đều tự ti về diện mạo và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu may mắn sở hữu một làn da mịn màng bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh sẹo rỗ. Trường hợp đã bị sẹo rỗ, sẹo lõm bạn nên tìm đến các cơ sở điều trị da liễu để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.