Đoạt cháu dâu chương 6 | Giới hạn của Lam
Đó là Tuấn Vỹ, cậu ngồi trong phòng tôi, nhận ra rằng tay mình đang giữ thứ gì đó không thể để ai biết, tôi nhanh chóng đưa tay đem bìa hồ sơ sau lưng và hỏi:
– Sao cậu lại ở trong phòng cháu?
Cậu vẫn ngồi bình thản, đặt điếu thuốc vào gần ghế sofa và nhìn tôi nhàn nhạt đáp:
– Tôi muốn ở đâu thì ở, em cấm được sao? Còn em đang cầm gì mà giấu sau lưng vậy, sợ tôi nhìn thấy à?
Tôi phải nói:
– Cháu đâu có giấu gì đâu.
– Thế đưa hai tay ra đi.
Tôi ôm bìa hồ sơ chạy nhanh đến tủ, mở ra và cất tạm vào. Quay lại nhìn cậu và nói:
– Chỉ là mấy tờ giấy vẽ mà anh Gia Khiêm cho cháu thôi.
Cậu nhìn tôi nhếch môi cười đáp lạnh:
– Em rất thích nên mới giữ kỹ như vậy.
Tôi khó hiểu:
– Thích gì ạ?
Cậu hừ lạnh:
– Em còn giả vờ. Bản vẽ của thằng nhóc Gia Khiêm đó.
Tôi nhớ ra và nói:
– Anh ấy vẽ đẹp lắm. Cậu muốn xem không?
Cậu từ chối:
– Thôi khỏi.
Tôi bất ngờ khi thấy sắc mặt cậu có vẻ u ám. Cậu nói:
– Sao em không về phòng mình?
– Dạ, cháu nghĩ là mọi người sẽ dị nghị nên cháu thấy tốt nhất để mọi người không phải nói.
– Em nghĩ thế à?
– Dạ, cháu không dám.
– Em dám thử xem, xem tôi có trừng phạt em không để biết.
Tôi im lặng vì lời đe doạ của cậu. Cậu nói:
– Đến đây ngồi đi. Mắc gì phải đứng xa như vậy? Làm như tôi ăn thịt em vậy đó.
Tôi ngước lên:
– Nhưng mọi người thấy sẽ dị nghị nên cháu thấy tốt nhất để cháu đi.
– Hình như em đang né tránh cố tình cách xa tôi phải không?
Đúng là tôi đang tạo khoảng cách với cậu. Tôi sợ mình sẽ không kiểm soát được tình cảm mà mình đã cố chôn giấu. Những lúc ở gần cậu, tôi luôn lo sợ, những lời bà ngoại Cao vẫn còn đọng trong tai tôi. Số phận của tôi đã được định sẵn và không thể thay đổi. Tôi nhìn cậu và nói:
– Sao cháu phải vậy? Cậu nghĩ nhiều rồi. Cậu cũng thấy cháu đi làm đã làm nhà xôn xao, nên cháu không muốn mọi người nói.
– Có gì mà em phải sợ. Tôi có thể bảo vệ em mà.
– Cháu cảm ơn cậu vì đã đối xử tốt với cháu. Nhưng chúng ta đừng vượt quá giới hạn, sẽ tốt hơn.
Cậu nhìn tôi, đôi mắt sâu hút kia đầy mờ ảo, cậu đưa tay cầm điếu thuốc lên miệng và hút một hơi. Làn khói xám mờ bao phủ gương mặt cậu, sự thâm trầm u ám khó đoán. Sau một khoảng im lặng, cậu nói:
– Em đang sợ hay lo lắng điều gì vậy?
– Không có, trễ rồi cháu muốn nghỉ mai còn đi làm.
Cậu không nói gì, chỉ nhìn tôi rồi đứng lên đi thẳng ra khỏi phòng tôi. Nhìn theo bóng lưng ấy, tôi cảm thấy cô đơn. Khi cửa phòng đóng lại, tôi mới dám thở mạnh. Nãy giờ, tôi đã kìm nén cảm xúc trong lòng. Tôi không biết tương lai sẽ điều chỉnh tôi về đâu, nhưng số phận đã không cho tôi quyền lựa chọn.
Bao năm qua, tôi luôn tự hỏi gia đình của mình ở đâu, họ có nhớ có đứa con là tôi không. Vô thức, tôi chực trào nước mắt. Tôi đến tủ, lấy tấm ảnh của cậu. Nhìn vào ảnh, nước mắt tôi rơi nhiều hơn. Tôi phải quên và cố gắng quên đi tình cảm không nên có. Tôi đặt ảnh lên gối và nhắm mắt, nhủ lòng từ bỏ.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm vì hôm nay là ngày đầu tiên tôi đi làm. Tôi sửa soạn, chọn cho mình bộ váy hồng nhẹ nhàng nhưng lịch sự. Trước gương trang điểm, tôi nhìn bản thân mình. Trời ưu ái cho tôi làn da trắng và khuôn mặt ưa nhìn. Tôi không quen trang điểm nên chỉ thoa son mỏng cho đôi môi tươi tắn. Xong, tôi bước ra khỏi phòng và nhìn cửa phòng đối diện. Tôi không biết giờ cậu có còn trong phòng hay không.
Lúc xuống tầng hai, tôi thấy Gia Khiêm đang đứng đó. Tôi hỏi:
– Sao anh lại đứng đây?
Anh cười nhẹ và trả lời:
– Anh đợi Lam Lam.
– Sao lại đợi em?
Anh đưa cho tôi một tờ giấy. Tôi cầm lên và nhận ra đó là bức tranh của anh, một vườn hoa rực rỡ với nhiều bướm bay lượn. Phía trước là bức tranh của mặt trời chiếu ánh sáng đầu tiên của buổi bình minh.
– Cho em đấy.
Anh gật đầu và nói:
– Lam Lam đi làm vui vẻ nhé.
Tôi khó hiểu vì sao anh biết tôi đi làm, tôi không nói với anh về ngày hôm nay. Tôi hỏi:
– Sao anh biết em đi làm?
Anh mất mặt buồn bã, vò vò vạt áo mình.
– Mẹ anh nói. Mẹ bảo Lam Lam đi làm rồi sẽ bỏ anh. Mẹ bảo kêu anh đi nói với em đừng làm.
Tôi không ngờ bà Lệ lại nói với anh những điều đó.
– Vậy mà anh vẫn chúc em đi làm và tặng em này.
– Anh không muốn Lam Lam buồn. Anh biết Lam Lam thích đi làm.
Nghe anh nói, tôi thấy thương anh quá. Nước mắt tôi cay xè, nhưng tôi cố kiềm nén. Tôi nói:
– Anh thật tốt với em. Cảm ơn anh nhiều. Em đi làm nhưng sẽ cố gắng dành thời gian chơi với anh, nên anh đừng buồn nhé. Em sẽ không bỏ anh đâu.
Anh nhìn tôi mỉm cười như một đứa trẻ được tặng quà.
– Lam Lam nói thật hả?
Tôi gật đầu:
– Quắc quéo nha.
– Anh tin Lam Lam mà.
– Anh vào phòng đi. Giờ em phải đi làm rồi, nếu không sẽ trễ, người ta sẽ la em đấy.
– Ai ăn hại Lam Lam, anh sẽ đánh người đó.
Anh nói như một đứa trẻ.
Tôi cười.
– Không ai ăn hối em hết, chỉ là đi làm thì phải đến đúng giờ đó là quy định.
– Vậy thôi, Lam Lam đi nhanh đi.
– Anh vào phòng đi, chút dì Mạnh sẽ mang đồ ăn sáng cho anh.
Anh gật đầu và đi nhanh về phòng. Đi được nửa đường, anh quay đầu nhìn tôi và đưa tay hiệu bảo tôi đi nhanh.
Lúc xuống đến dưới nhà, dì Mạnh từ phòng bếp nói:
– Con vào ăn sáng đi.
– Mọi người đang ăn trong đó hả dì?
– Ừm, cả nhà đang ăn sáng. Chỉ có cậu Tuấn Vỹ không ăn, cậu ta đi làm từ sớm rồi.
– Vậy hả dì?
– Ừm, con vào ăn nhanh đi, còn đi làm.
Tôi gật đầu và vào phòng ăn. Bên trong là bà ngoại Cao, vợ chồng bà Lệ, ông Thành và bà Ngọc Hoa đang ăn sáng.
– Bà ngoại, cô dì, cậu mợ.
Bà ngoại Cao gật đầu.
– Con vào ăn sáng luôn đi.
– Dạ.
Tôi ngồi vào bàn và bắt đầu ăn. Nhưng hôm nay tôi ăn không vào khẩu. Húp vài muỗng cháo, tôi bỏ xuống.
– Dạ thôi, con no rồi, con xin phép đi làm ạ.
– Ừm, con đi đi. Mà xe nhiều, con cứ lấy một chiếc mà đi.
Bà ngoại Cao nói. Tôi rời khỏi phòng ăn và ra cổng. Định đón taxi nhưng thấy có chiếc xe đậu sẵn. Nhận ra đó là xe của cậu Tuấn Vỹ. Tôi thắc mắc vì sao cậu đã đi làm từ sớm mà giờ lại ở đây.
– Em còn đứng ngây ra đó làm gì, nhanh lên xe đi.
Tiếng cậu làm tôi tỉnh táo. Nhìn đến, tôi nhận ra cậu đang mở cửa xe nhìn về phía tôi. Kinh ngạc, tôi hỏi.
– Không phải cậu đã đi làm rồi à? Sao giờ lại ở đây?
– Tôi quay lại đón em.
– Nhưng cháu đã bảo là ʇ⚡︎ự đi rồi mà.
– Không nói nhiều, lên xe nhanh, bộ muốn trễ à.
Tôi còn do dự nhưng vì cậu đã nói như vậy, tôi cũng không muốn trễ nên vội vã bước qua bên cạnh và mở cửa bước lên xe. Khi thắt dây an toàn xong, cậu khởi động xe chạy.
Trên đoạn đường, chúng tôi im lặng. Cả cậu cũng không nói gì. Gần tới tập đoàn, tôi mới lên tiếng.
– Cậu cho cháu xuống gần đây được rồi.
– Yên tâm, tôi có chỗ đỗ riêng biệt nên em không phải lo ai nhìn thấy.
Nghe cậu nói vậy, tôi cũng không nói gì nữa. Khi xe đi vào chỗ đỗ, tôi tháo dây an toàn rồi quay sang cậu.
– Cảm ơn cậu.
– Không có gì. Mà em không cần cái gì cũng phải cảm ơn tôi à. Thay vì nói thế, em dùng hành động sẽ có ý nghĩa hơn.
Tôi nhìn cậu khó hiểu.
– Hành động là sao ạ?
Cậu nhếch môi cười và đưa tay lên má mình, tôi hiểu ý tứ của cậu và cảm thấy xấu hổ nên đỏ mặt. Không muốn bị cười chê thêm, tôi mở cửa xe và xuống khỏi xe. Nơi đỗ xe của cậu thực sự riêng biệt, không có chiếc xe nào khác ngoài xe của cậu. Định đi vào làm, tôi nhận ra mình không biết đường và đành phải quay lại xe. Lúc này, cậu cũng xuống xe và nhìn tôi cười.
– Không biết đường hả?
Tôi trả lời nhỏ nhẹ.
– Cậu chỉ đường giúp cháu đi.
– Cũng được, nhưng em định trả công cho tôi như thế nào?
Tôi không muốn lại bị cậu trêu chọc, nên tôi làm mặt dỗi.
– Cậu không chỉ đường thì thôi, cháu tự tìm.
Cậu chớp mắt.
– Giận à?
– Cậu làm gì mà cháu phải giận?
– Tôi chỉ muốn thử em thôi, nhưng em lại ngang bướng quá, tôi đành chịu thua.
Tôi nhìn cậu hỏi.
– Thử gì chứ?
– Không có gì, đi thôi, ở đây có thang máy đưa lên phòng làm việc của tôi.
– Vậy sao được, nếu để ai thấy cháu đi cùng cậu sẽ không hay đâu.
– Em yên tâm, đến đó tôi sẽ bảo trợ lý đưa em xuống.
Nghe vậy, tôi cảm thấy yên tâm hơn và đi theo cậu vào thang máy. Đúng như cậu nói, khi thang máy mở cửa, tôi không thấy ai cả, chỉ thấy phía trước là phòng làm việc và bảng dán với dòng chữ “Phòng Chủ Tịch”. Tôi đứng ngơ ngác khi cậu lên tiếng.
– Em đợi, tôi đi gọi người đưa em xuống.
Cậu nói xong và lấy điện thoại ra gọi. Chưa đầy một lát, một người từ đâu đi tới, tôi nhận ra đó là người đã gặp khi đi cùng cậu ở buổi lễ tốt nghiệp. Anh ta đến gần cậu và cúi đầu.
– Chủ tịch cho gọi có chuyện gì dặn dò ạ?
– Trợ lý Chu, đưa cô ấy xuống phòng nhận việc đi. Đây là một trong ba người đã tốt nghiệp đại học.
– Dạ, tôi biết rồi ạ.
Anh ta nhìn tôi với ánh mắt dò xét và nói:
– Mời cô đi theo tôi.
Tôi nhìn cậu sau đó đi theo trợ lý Chu vào thang máy. Khi anh ta nhấn số xong, tôi nói:
– Anh là trợ lý bên cạnh chủ tịch bao lâu rồi?
– 5 năm rồi ạ. Cô là gì của chủ tịch à?
Tôi không hiểu sao anh ta lại hỏi như vậy, nên tôi trả lời:
– Anh hỏi vậy là sao?
– Tại tôi thấy trước giờ chủ tịch không đi chung với bất cứ phụ nữ nào, nhất là thang máy đó là chuyên dụng chỉ dành riêng cho chủ tịch. Dù là nhân viên cấp cao khác của công ty cũng không được sử dụng. Nên tôi nghĩ là cô rất đặc biệt với chủ tịch.
Tôi không muốn ai biết về mối quan hệ giữa tôi và cậu, nên nói:
– Anh nghĩ nhiều quá. Tôi có gì mà đặc biệt chứ?
– Tôi biết cô là cháu của chủ tịch.
Tôi sửng sốt và hỏi.
– Sao anh biết?
– Chủ tịch đã nói. Nhưng cô yên tâm, tôi không nói điều này với ai đâu. Tôi đã theo chủ tịch mấy năm, nên cũng hiểu tính cách của ông ấy.
– Cảm ơn anh, tôi không muốn mọi người nghĩ tôi được vào đây chỉ vì quan hệ gia đình.
Trợ lý Chu nhìn tôi và cười.
– Ai lại dám nghĩ như vậy chứ? Khi cô làm việc, mọi người sẽ tự hiểu rằng chủ tịch không ưa niệm tình riêng tư.
(Tiếng chuông)
Cùng lúc, cửa thang máy mở ra, tôi theo trợ lý Chu bước ra khỏi đó, đi dọc theo hành lang đến trước một căn phòng, anh ta nói:
– Cô vào trong trước đi, tôi có chút việc sẽ trở lại.
Tôi gật đầu.
– Cảm ơn anh.
– Không có gì đâu.
Nói xong, anh ta rời đi. Tôi vừa định mở cửa để bước vào phòng, thì phía sau đã vang lên tiếng nói không mấy thiện cảm.
– Mới ngày đầu đến làm mà đã đi trễ rồi, cô nghĩ cô là ai vậy hả? Cái thứ cóc ghẻ như cô, sớm muộn cũng sẽ bị đuổi ra khỏi đây thôi.