Đường tơ mối lộn Chương 46 | Yên nghỉ cùng anh

02/03/2024 Tác giả: Hà Phong 349

Cuốn tiểu thuyết của Hạnh đã thu hút một đạo diễn phim, người cũng là một người chuyển giới, và anh ấy đã quyết định mua lại bản quyền để sản xuất thành phim. Sự đồng cảm của đạo diễn với mảnh đời của Thuyết có lẽ đã thúc đẩy quyết định này.

Bộ phim khi ra mắt đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong làng điện ảnh, vượt xa mong đợi. Nó tạo ra một tiếng vang lớn, thậm chí còn lớn hơn cả sự thành công của cuốn sách. Đông đảo độc giả đã đến ủng hộ, cùng với những người chỉ nghe đánh giá từ mạng và cả những người lớn tuổi.

Sự phát sóng liên tục của bộ phim tại các rạp trên toàn quốc đã khiến nó trở thành đề tài bàn tán. Từ những người thuộc cộng đồng LGBT đi một mình đến các cặp đôi, nhóm bạn trẻ và thậm chí cả các gia đình đều đến xem.

Cuộc đời của Thuyết được tái hiện sống động trên màn ảnh. Diễn viên thủ vai Tuyết, một cô gái, nhưng sau đó cải trang thành Thuyết, đã phải hòa mình vào cộng đồng LGBT để hiểu sâu hơn về cuộc sống của họ. Điều này có thể là lý do khiến cô thể hiện vai diễn một cách chân thực nhất.

Hạnh, tác giả của cuốn sách, đã gửi một đoạn thu âm cho nhà sản xuất, được phát sóng khi tên của cô được giới thiệu trên màn ảnh. Sự im lặng lan tỏa trong rạp phim trước khi bộ phim bắt đầu, tái hiện lại những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của Tuyết, với hình ảnh của cô bé cắp sách tới trường, làng quê yên bình và những kỷ niệm khó quên của tuổi thơ dữ dội.

Sau những ngày tháng căng thẳng trôi qua, bàn phẫu thuật, những thử thách đầy kinh hoàng, nhưng cũng đầy nghị lực của cô gái biết đầy nghị lực bước những bước đầu tiên trong việc tìm kiếm cuộc sống thực sự của mình. Những giọt nước mắt thật sự đã rơi. Những cảnh phù hợp khi các phụ nữ khác nhau lau những giọt nước mắt trên khuôn mặt, chia sẻ cảm xúc đau đớn của nhân vật dù họ không có quan hệ họ hàng. Sự diễn xuất của nhân vật chính đạt đến mức chân thực đến nỗi người xem có cảm giác như họ đang sống trong câu chuyện.

Và cuối cùng, cảnh cuối cùng cũng là cảnh đặc biệt nhất của bộ phim. Hình ảnh của Thuyết quay về với đất đai, với ánh nắng sáng chói, bên dòng sông rợp bóng cây. Nỗi đau biến thành hy vọng cho một tương lai tươi sáng và rực rỡ cho những người không được ưu ái. Đau khổ không phải là mất mát tuyệt vọng. Trong cơn đau khổ, sự mất mát mở ra những tia hy vọng nhỏ trong tâm hồn, dù nước mắt đã rơi không ít.

Khán giả ngồi im lặng cho đến khi dòng chữ cuối cùng xuất hiện trên màn hình. Bức hình của một cô gái với mái tóc tém, nụ cười rạng rỡ. Đó chính là hình ảnh thật của Tuyết từ ngày xưa. Đồng thời cũng là bìa của cuốn tiểu thuyết.

Người xem ngồi im lặng cho đến khi màn hình tắt. Dù bộ phim kết thúc, không có kết thúc hạnh phúc như nhiều bộ phim khác, nhưng nó vẫn để lại cho người xem một cảm giác lạc quan về tương lai.

Cuối cùng, chỉ còn một mình Hạnh ở trong phòng chiếu phim. Đèn sáng lên, và cô nhìn lên màn hình với cảm giác như Tuyết đang cười với cô. Nước mắt của Hạnh rơi vì niềm hạnh phúc. Cuối cùng, cô đã hoàn thành ước mơ của mình. Cô đã làm cho Thuyết sống mãi trong tâm trí của mọi người như cô mong muốn.

Tất cả tiền thu được từ bản quyền, lợi nhuận từ sách và phim, Hạnh đã quyên góp cho quỹ từ thiện để hỗ trợ người chuyển giới. Cô đã hoàn thành những gì mình muốn. Tâm trí cô nhẹ nhàng như mây.

Cuộc đời của mỗi người là một chuỗi liên tục của sự may mắn và bất hạnh. Sinh, lão, bệnh tử không thể tránh khỏi. Quan trọng là cách chúng ta sống. Đừng sống như mình chỉ tồn tại. Mỗi người đều để lại dấu ấn của mình trong cuộc đời. Có người để lại dấu ấn tiêu cực, nhưng cũng có những người để lại những dấu ấn tích cực cho loài người.

Nhiều năm sau đó.

Một tài xế trẻ đang lái xe một phụ nữ trung niên đến chân cầu.

“Đã đến lúc rồi! Cậu đưa tôi xuống đây!”

“Nhưng chúng ta chưa đến nhà của cô.”

Anh tài xế đang nghĩ về địa chỉ nhà của hành khách mà cô đã đưa, rõ ràng là chưa đến nơi.

“Tôi hiểu rồi. Nhưng cậu hãy cho tôi xuống đây thôi!”

Người phụ nữ cười, gương mặt đã có nhiều nếp nhăn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp nhân hậu và dễ chịu.

“Dạ vâng!”

Anh tài xế mở cửa xe một cách vui vẻ.

“Cậu giữ tiền thừa đi, không cần trả lại đâu!”

Người phụ nữ đưa cho anh tài xế hai tờ 500.000 và nói với vẻ vui vẻ.

“Dạ cảm ơn cô! Nếu cô cần tôi thì hãy gọi nhé!” Anh tài xế vừa ngạc nhiên vừa hạnh phúc vì số tiền quá lớn so với công sức mà anh đã bỏ ra.

Người phụ nữ cười rồi vẫy tay chào anh tài xế.

Bà đứng dưới chân cầu nhìn xuống dòng sông lấp lánh. Hai bên bờ không còn cỏ dại cho trâu ăn nữa mà thay vào đó là những quán cà phê vườn mọc rải rác; được trang trí cầu kỳ bằng bằng đủ thứ sắc màu hiện đại.

Hạnh không vào quán cà phê ngồi mà lại đứng ở chân cầu nhìn xuống dòng sông. Chính ở đây, bà đã tiễn người ấy đi xa. Mỗi khi về quê, bà đều đến đây đầu tiên. Nhưng hôm nay, cảm giác của bà khác lạ. Nó như một cảm giác quen thuộc từ 30 năm trước.

“Tuyết ơi! Cậu vẫn chờ tớ chứ?”

Hạnh nhìn những tia nắng nhấp nhô trên dòng sông, rồi thì thầm trong miệng.

Ký ức như một cuốn phim tua chậm ùa về. Những tia nắng chiếu rọi xuống làn nước rồi phản xạ lên không trung tạo thành một loạt các sắc màu. Hình ảnh của Thuyết hiện ra cười tươi trong ánh sáng sớm. Anh ấy giơ tay vẫy chào Hạnh. Liên tiếp là hình ảnh của cô bạn thân Tuyết, đang xắn quần lội xuống sông, nước vỗ lên người cô bé có hai bím tóc dài, cười đùa. Hạnh cũng bất ngờ cười theo.

Cô em gái nghe nói chị về nhưng chờ không thấy, liền chạy ra bến sông tìm kiếm.

Nhìn thấy chị đang đứng thẫn thờ nhìn xuống dòng sông, cô em gái cất tiếng gọi:

“Chị Hạnh! Chị Hạnh ơi!”

Hạnh giật mình trở về hiện tại. Cô em gái với gương mặt lo lắng đang tiến về phía bà.

“Em nghe chị Hường bảo chị về nhưng chờ lâu quá không thấy chị nên em ra đây tìm!”

“Ừ, chị quên mất! Già rồi, lơ mơ mất rồi!”

Hạnh cười lớn. Cô em gái giờ đã ở tuổi trung niên, nhìn chị xót xa rồi giành lấy chiếc túi từ tay Hạnh.

“Mình về thôi chị!”

Bố mẹ Hạnh đã qua đời. Biết hai chị lập nghiệp ở xa, cô em gái út sau khi tốt nghiệp đã xin vào dạy ở một trường cấp hai trong xã và kết hôn với một người đàn ông gần nhà. Vợ chồng họ sống cùng với bố mẹ và lo thờ cúng tổ tiên.

Căn nhà đã được trang bị sang trọng và rộng rãi, và dành riêng một phòng cho Hạnh mỗi khi cô về thăm quê. Mấy đứa cháu gái gọi Hạnh là “bác”, nhưng chúng rất quý và thương Hạnh, thậm chí hơn cả mẹ chúng. Mỗi khi Hạnh về, chúng luôn muốn ngủ cùng Hạnh.

Sau khi cơm tối xong, bà chị và các cháu vẫn nằm trên giường trò chuyện đến khuya mà chưa chịu đi ngủ. Đến khi cô em út thấy phòng chị vẫn sáng đèn, tiếng nói chuyện vang vọng, và có tiếng cười rì rào, thỉnh thoảng, cô nói:

“Mấy đứa để cho bác cháu nghỉ sớm đi! Mai này, kia nữa cơ mà!”

“Để bác cháu tôi nói chuyện với nhau một lúc nữa đi!”

Hạnh cười nhẹ và nói với cô em gái.

“Thôi được, đến 12 giờ thôi nhé. Để bác đi ngủ sớm. Nhớ không!” Cô em út lườm hai cô cháu gái.

“Vâng! Chúng con biết rồi!”

Hai cô cháu được phép ôm ngang bụng Hạnh và nghe bác kể chuyện tiếp.

Sáng hôm sau, khi cô em út vào phòng, thấy ba bác cháu vẫn ôm nhau ngủ. Cô lắc đầu gọi:

“Dậy đi nhanh lên! Con gái con nữa…”

Đang định mắng thì cô con gái đầu giơ tay ra hiệu:

“Mẹ nói nhẹ thôi, để bác ấy ngủ! Hôm qua bác thức khuya lắm!”

Cô út lườm con gái.

Hai chị em hiểu ý mẹ nên rón rén đứng dậy, kéo chăn đắp lại cho bác rồi rời khỏi giường.

Chủ nhật, vì nghỉ nên cả nhà cũng dậy muộn. Khi cơm sáng đã được nấu xong nhưng Hạnh vẫn chưa dậy. Cô em út thấy lạ vì thông thường chị mình dậy rất sớm. Định vào gọi chị nhưng lại nghe con gái nói hôm qua Hạnh thức khuya nên cố để chị ngủ thêm chút nữa. Nhưng có cái gì đó khiến cô bất an trong lòng.

“Ngọc! Con vào phòng xem bác có mệt mỏi gì không mà hôm nay dậy muộn vậy!”

“Vâng để con vào xem sao!”

Cô con gái nghe lời mẹ, chạy vào. Hạnh vẫn nằm im trên giường không động đậy. Cô cháu gái cúi xuống thỏ thẻ gọi vào tai:

“Bác Hạnh! Bác Hạnh ơi!”

Không thấy Hạnh trả lời. Cảm giác có gì đó không ổn. Bởi Hạnh thường rất tỉnh. Cô bé rón rén đặt tay lên ngực Hạnh. Không thấy một chút động đậy nào. Linh tính mách bảo, cô sợ hãi, đưa tay lên mũi Hạnh.

“Bác… Hạnh ơi!”

Cô bé vỡ òa ôm lấy Hạnh rồi gào lên:

“Mẹ ơi… Chị ơi… Bố ơi… Bác Hạnh… Bác Hạnh…”

Mọi người nghe tiếng kêu toàn bộ chạy vào.

Con bé vẫn ngồi ôm ngang Hạnh. Cả ba người đứng sững nhìn nhau, hiểu ra mọi chuyện.

“Chị… Chị ơi!”

Cô em út khóc nức nở ôm chị gái.

Cô cháu gái thứ hai cũng òa xuống khóc nức nở.

Người em rể cứng rắn nhất đứng cạnh bên cũng rơi nước mắt.

“Chờ chút! Chị Hạnh để lại thư này em!”

Người em rể bất ngờ nhìn thấy trên bàn làm việc của Hạnh có một tờ giấy được gấp gọn trong một chiếc phong bì.

Cô em gái, đầy nước mắt, vội vã cầm lấy chiếc phong bì từ tay chồng. Đó là bức thư cuối cùng mà Hạnh để lại cho gia đình. Cô đã sắp xếp mọi thứ trước.

Cô em gái không đủ can đảm để đọc những dòng cuối cùng của chị nên ngã quỵ xuống. Đứa con gái lớn cầm tờ giấy đọc.

“Mẹ! Mẹ đừng khóc nữa! Bác Hạnh dặn rằng khi bác ấy mất đừng ai khóc cả. Bác muốn mọi người hãy thật nhẹ nhàng như cách bác đã rời đi.”

Cô cháu gái đọc dòng cuối cùng trong bức thư với nước mắt tuôn trào.

“Chị ấy còn dặn gì nữa không con?”

Người em rể ôm vợ trong tay và hỏi.

“Bác nói hãy làm đám tang cho bác đơn giản thôi. Chỉ thông báo cho người thân và họ hàng thân quen được biết. Sau khi xong hậu sự rồi mới được thông báo ra bên ngoài. Và đám tang không nhận phúng điếu; không nhận vòng hoa. Bác muốn được yên nghỉ cùng với bác Thuyết ở dòng sông quê hương mình.”

Người cháu gái đọc xong dòng cuối cùng trong bức thư cũng không kiềm nén được nước mắt.

Cô em gái nhớ từng lời chị dặn không nên khóc nữa mà nhẹ nhàng nhìn gương mặt chị. Hạnh không giống như người đã trút hơi thở cuối cùng mà giống như một người đang ngủ. Nét mặt thanh thoát, miệng hơi mỉm cười, thân thể ấm áp; Hai bàn tay xếp gọn trên bụng… tất cả vô cùng thanh thản và nhẹ nhàng.

“Hãy làm theo những lời bác con đã dặn đi!”

Cô em út bình thản nói với chồng và con gái. Cô lấy điện thoại gọi cho chị gái mình thông báo. Rồi lần lượt báo tin cho những người thân và bạn bè thân thiết.

Thông tin về tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Tuyết” và bộ phim cùng tên đã đột ngột qua đời làm tất cả giới hâm mộ xôn xao. Rất nhiều người dù chỉ biết về Hạnh qua truyền thông xã hội cũng tìm đến nhà cô. Nhưng khi đến, mọi thứ đã được sắp xếp kỹ lưỡng. Người ta chỉ biết rằng Hạnh đã được hòa vào dòng sông cùng với người thương của mình. Những hàng dài người hâm mộ; bạn bè và những người từng được Hạnh giúp đỡ đứng đối diện hai bên sông cầu nguyện.

Họ hiểu rằng, Hạnh và người ấy sẽ trở thành những hạt phù sa làm giàu cho một mảnh đất nào đó. Như lý tưởng mà hai người đã sống. Dù trong bất kỳ hình hài nào, họ vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ cuộc sống trong sự lưu hành vĩnh viễn của vũ trụ này.

Bài viết liên quan