Rạn da không gây đau nhưng sự xuất hiện của các vết nứt khiến làn da trở nên kém thẩm mỹ. Nhiều người băn khoăn rạn da có chữa khỏi được không? Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị rạn da khác nhau giúp đánh bay những vết rạn xấu xí, trả lại sự mịn màng cho làn da.
Tóm tắt bài viết
1. Giải đáp băn khoăn rạn da có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Các vết kẻ sọc xuất hiện nhiều tại những vị trí chủ yếu như bụng, hai bên đùi, mông, ngực chính là rạn da. Chúng tồn tại với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, nâu, trắng, tím, đen tùy thuộc vào mức độ rạn. Tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng rạn da ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ khiến diện mạo của nhiều người trở nên xấu xí.
Vậy rạn da có chữa được không? Cũng giống như sẹo, cần một thời gian dài để làm mờ và chữa lành các vết rạn. Tuy vậy, sự phát triển của những công nghệ làm đẹp hiện đại giúp chúng ta khắc phục bệnh lý này một cách nhanh chóng.
2. Cùng tìm hiểu những ai thường bị rạn da?
Bất kỳ ai đều có thể bị rạn da không ngoại trừ độ tuổi, giới tính nào. Thế nhưng, theo thống kê, đối tượng dễ mắc phải tình trạng này nhất là tuổi dậy thì và phụ nữ trước – sau sinh. Ngoài ra, tỷ lệ bị rạn ở những người thừa cân, béo phì cũng chiếm phần trăm không nhỏ. Sự thay đổi đột ngột của cấu trúc da khi tăng cân làm các vết rạn nhanh chóng xuất hiện.
Bên cạnh đó, các trường hợp bị rạn khác có thể hình thành do dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi corticosteroid, steroid không đúng cách. Chính vì vậy, chúng ta cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm trên nhằm tránh tình trạng rạn, nứt da.
3. Chuyên gia da liễu mách bạn các cách trị rạn da hiệu quả nhất
Có rất nhiều phương pháp điềutrị rạn da khác nhau tương ứng với từng mức độ rạn bạn gặp phải. Dưới đây là những giải pháp trị rạn được nhận định đem lại hiệu quả tốt nhất. Mọi người hãy đọc thật kỹ để tìm ra phương pháp phù hợp với tình trạng bản thân đang gặp phải.
3.1. Sử dụng thuốc bôi tretinoin trị rạn
Đây là loại thuốc có công dụng kích thích sự sản sinh collagen nuôi dưỡng làn da thêm mịn màng và khỏe khoắn. Sản phẩm này khá hiệu quả đối với những vết rạn mới hình thành. Thành phần có trong tretinoin giúp làm lành các vết nứt trên da nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi áp dụng cách này có thể gặp tác dụng phụ đó là kích ứng và bong vảy trên da. Một số trường hợp không được dùng tretinoin trị rạn đó là phụ nữ mang bầu và cho con bú.
3.2. Sử dụng kem trị rạn da thường xuyên
Thành phần có trong các loại kem dưỡng là tinh dầu thảo dược có công dụng thúc đẩy collagen phát triển và chữa lành các mô da. Bên cạnh đó, chúng còn đem đến hiệu quả khắc phục những tổn thương do rạn gây ra. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ có tác dụng cải thiện phần nào vết rạn nứt trên da.
3.3. Trị rạn bằng cách sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà
Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để trị rạn là biện pháp làm đẹp an toàn được nhiều chị em áp dụng thành công. Một trong những cách phổ biến nhất đó là dùng dầu dừa. Dầu dừa chứa nhiều chất protein nên có tác dụng hàn gắn những vết nứt nẻ do rạn trên da. Thoa dầu dừa đều đặn mỗi ngày kết hợp thao tác mát – xa sẽ thấy các vết rạn được cải thiện rõ rệt.
Dùng lòng trắng trứng gà cũng là mẹo hay giúp làm mờ vết thâm, rạn và nâng tông da trắng sáng. Ngoài ra, sử dụng chanh tươi kết hợp nha đam hoặc dầu ô liu đều là những giải pháp chữa lành da tuyệt vời, không gây hại.
3.4. Cách trị rạn bằng công nghệ hiện đại
Thông thường các cách trị rạn kể trên chỉ hiệu quả đối với những trường hợp bị rạn nhẹ, rạn mới hình thành. Để giải quyết tình trạng rạn lâu năm thì cần can thiệp bằng công nghệ cao. Tuy không thể xóa bỏ vĩnh viễn những vết rạn, nhưng các phương pháp sau chắc chắn mang đến sự cải thiện đáng kể cho vẻ đẹp của làn da, đó là:
– Phương pháp trị rạn lột da hóa học
– Sử dụng liệu pháp bắn laser trị rạn
– Mài da vi điểm loại bỏ rạn da
– Sử dụng sóng siêu âm, sóng RF chữa lành vết rạn
– Phẫu thuật xóa bỏ vùng da rạn
Để đạt hiệu quả cao nhất, các bác sĩ thẩm mỹ có thể ứng dụng cùng lúc từ một đến nhiều phương pháp trong liệu trình điều trị. Thông thường, thời gian đầu sau khi thực hiện các thủ thuật trên, vùng da được điều trị có thể bị kích ứng và sưng, đỏ. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại, chúng sẽ tự khỏi sau thời gian trị liệu từ vài giờ đến vài ngày.
4. Bí quyết phòng ngừa sự xuất hiện của vết rạn da
Như đã đề cập ở trên, rạn da không gây đau đớn hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, sự có mặt của những vết nứt trên da làm hầu hết các chị em trở nên kém sắc và thiếu đi sự tự tin. Biết cách phòng ngừa ngay từ đầu sẽ giúp phái đẹp không phải đau đầu tìm kiếm các giải pháp chữa trị.
4.1. Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên
Kem dưỡng ẩm không chỉ mang lại tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết cho da mà còn giúp ngăn chặn tình trạng căng, rạn da. Đây là một trong những bước chăm sóc da phái đẹp nhất định phải thực hiện hàng ngày để nuôi dưỡng vẻ đẹp cho da và phòng tránh sự lão hóa.
4.2. Thực hiện chế độ ăn uống chuẩn khoa học
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý vừa tốt cho sức khỏe, vóc dáng, vừa đem đến làn da đẹp tự nhiên, tránh bị rạn. Chúng ta đều biết, sự tăng cân đột ngột là nguyên nhân hàng đầu gây rạn da. Vì vậy, kiểm soát cân nặng chuẩn khoa học sẽ giúp ổn định cấu trúc da từ đó hạn chế tối đa tình trạng rạn.
4.3. Chăm sóc cơ thể trong giai đoạn dậy thì và quá trình mang thai
Những giai đoạn kể trên được xem là thời kỳ nhạy cảm đối với làn da. Vết rạn sẽ nhanh chóng xuất hiện nếu chúng ta không quan tâm và chăm sóc cơ thể. Với phái nữ đang mang thai, bụng, ngực hoặc mông và hai bên đùi sẽ căng lên một cách đáng kể nên cần được chăm sóc đặc biệt.
Uống đủ nước và bôi các loại dầu dưỡng tự nhiên như dầu dừa, dầu gấc là cách bảo vệ da tốt nhất, đồng thời đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, có thể sử dụng sản phẩm cung cấp collagen để bổ sung dưỡng chất cho da, hạn chế tình trạng đứt gãy tế bào.
Rạn da là bệnh lý gây mất thẩm mỹ nên không ít chị em đang nỗ lực tìm kiếm cách trị rạn da tối ưu nhất. Tuy không nguy hiểm nhưng rạn da cần phải chữa càng sớm càng tốt để giúp phái đẹp nhanh chóng lấy lại diện mạo xinh đẹp và sự tự tin.