Hiến máu có béo không? Cơ thể thay đổi như thế nào sau hiến máu?
Hiến máu có béo không? Theo các bác sĩ chuyên khoa đến từ Viện huyết học, hiến máu không ảnh hưởng đến cân nặng. Trường hợp giảm cân sau hiến máu là do tiêu tốn một lượng calo nhất định trong máu. Cân nặng tăng sau khi đi hiến máu nhân đạo phần lớn là do bù đắp bằng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Tóm tắt bài viết
1. Hiến máu có béo không? Giải đáp Viện Huyết học
Theo nghiên cứu trên hàng triệu người của Viện Huyết học truyền máu, bản chất hiến máu không làm thay đổi cân nặng mỗi người. Lý giải chi tiết hơn về tình trạng cân nặng thay đổi sau khi hiến máu, Phó Viện trưởng viện Huyết học cho biết:
Trường hợp tăng cân sau hiến máu nhân đạo không phải do thay đổi lưu lượng máu hay biến đổi hồng cầu trong cơ thể. Nguyên nhân chính là do mất đi số lượng máu lớn nên cơ thể phải sản xuất một lượng máu lớn hơn để bù đắp.
Lượng máu dồi dào giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra nhịp nhàng, mạnh mẽ gấp nhiều lần bình thường, kích thích cảm giác thèm ăn, thèm ngủ. Khi đáp ứng những nhu cầu này của cơ thể, cân nặng cũng tăng nhanh chóng hơn.
Đối với trường hợp giảm cân sau khi hiến máu, các chuyên gia thuộc Đại học California Mỹ chứng minh đây là phản ứng sinh lý bình thường. Vì theo nghiên cứu khoa học, mỗi lần hiến khoảng 450ml máu, cơ thể đốt cháy từ 650 – 700kcal.
Khi chưa kịp thích ứng, bồi bổ dinh dưỡng để bù đắp lượng hồng cầu thiếu hụt, cân nặng sẽ giảm đi một chút nhưng không đáng kể. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi thiếu khoa học, hiến máu khi sức khỏe không tốt cũng là nguyên nhân khiến cân nặng giảm. Nhưng mức này không đáng kể nên những người đã hiến máu không cần quá lo lắng.
2. Cơ thể thay đổi như thế nào sau hiến máu? Lợi hay hại?
Cơ thể có khả năng bù trừ lượng máu thiếu hụt sau khi hiến rất tốt nhờ lượng máu lớn dự trữ trong gan, lá lách, tế bào,… Không những vậy, tủy xương cũng có khả năng sản sinh máu mạnh mẽ gấp 4 – 10 lần bình thường để bù đắp lượng máu thiếu hụt.
Vì vậy, có thể khẳng định, cơ thể gần như không có thay đổi tiêu cực nào sau khi hiến máu. Đặc biệt, với mỗi 9ml/kg cân nặng, người hiến máu nhận được những lợi ích tuyệt vời về mặt sức khỏe như sau:
Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hiến máu lấy đi một khối lượng máu nhất định trong cơ thể, giảm tình trạng máu ứ đọng tích tụ. Đồng thời cân bằng nồng độ sắt và vận chuyển lưu lượng máu ổn định khắp cơ thể. Tim mạch được cung cấp lượng máu điều độ khỏe mạnh, hoạt động mạnh mẽ và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa mắc ung thư gan, phổi
Theo các chuyên gia sức khỏe, hiến máu định kỳ theo lưu lượng và tần suất đều đặn giúp giảm lượng sắt tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Từ đó tăng cường đề kháng, giúp cơ cơ thể khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư gan, ung thư phổi nguy hiểm.
Giảm nồng độ sắt, tránh xa đột quỵ
Đột quỵ nguy hiểm và không “bỏ qua” bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào. Đặc biệt khi quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ khiến hàm lượng sắt tăng cao, quá trình oxy hóa diễn ra đột ngột khiến nguy cơ đối mặt với đột quỵ cao hơn. Hiến máu là biện pháp an toàn, đơn giản để giải phóng sắt dư thừa, ngăn chặn oxy hóa diễn ra nhanh và đột quỵ “ghé thăm”.
3. Những lưu ý đảm bảo an toàn sức khỏe sau khi hiến máu
Hiến máu, “cho đi để nhận lại” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Không chỉ cứu giúp được nhiều người, nghĩa cử cao đẹp này cũng đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người hiến.
Tuy nhiên, không phải vì vậy chúng ta có thể hiến máu tùy tiện và bỏ qua các lưu ý quan trọng về mặt sức khỏe như sau:
Không được hiến máu khi đang dùng thuốc, điều trị bệnh
Khi đang dùng thuốc, điều trị bệnh, cơ thể không ổn định nên cần lượng máu lớn phục vụ cho quá trình trao đổi chất. Hiến máu, đặc biệt khi đang dùng thuốc dễ khiến cơ thể sốc, suy yếu do không chịu được áp lực đến từ liều lượng thuốc vốn được kê đơn theo thể trạng ban đầu.
Tuyệt đối không tập thể thao sau khi hiến máu
Ngày đầu tiên sau khi hiến máu, cơ thể tương đối yếu ớt và cần được nghỉ ngơi để phục hồi và ổn định. Theo đó, chúng ta không thể dùng toàn bộ năng lượng cho các hoạt động thể thao bởi chúng khiến cơ thể lâu hồi phục và dễ hụt hơi hơn.
Người già, phụ nữ mang bầu, đến tháng người mắc bệnh về máu không được hiến máu
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khả năng hồi phục và sản sinh lượng máu tương tự sau khi hiến rất thấp. Đa phần người lớn tuổi kiệt sức, mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn sau khi hiến máu. Vì vậy, đối tượng này tuyệt đối không hiến máu tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng tự phục hồi.
Ngoài ra, phụ nữ mang bầu, tới tháng tuyệt đối không được hiến máu vì đây là giai đoạn cơ thể cần lượng sắt dồi dào để bồi bổ thai nhi và bù đắp lượng lớn máu mất đi.
Cuối cùng, để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, những người mắc các bệnh về đường máu như HIV, viêm gan B, C,… tuyệt đối không tham gia hiến máu nhân đạo.
Ngủ sớm, bồi bổ dưỡng chất để cơ thể nhanh phục hồi
Dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng việc mất đi khoảng 300 – 400ml máu mỗi lần hiến cũng khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Để đảm bảo sức khỏe, hãy ngủ sớm, bồi bổ đầy đủ dưỡng chất để lấy lại năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.
Bài viết tổng hợp ý kiến đến từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu giúp trả lời băn khoăn hiến máu có béo không? Giải đáp được băn khoăn, mỗi người có thể an tâm và thực hiện những nghĩa cử cao đẹp vì sức khỏe cộng đồng.