Làm dâu nhà hội đồng chương 26 | Dây chuyền của ai?
Buổi chiều trong làng có buổi hát rất đông người tham gia. Dù đã tỉnh táo nhưng tôi cũng không thể không ra ngoài tham gia vào không khí sôi động cùng mọi người. Khi ra ngoài, tôi bắt gặp vú Chín và các em nhỏ đang phục vụ cháo cho người dân. Không khí trở nên ồn ào với tiếng cười, tiếng la hét và tiếng chửi bới, nhưng thực ra mọi thứ đều rất vui vẻ. Một bát cháo có lẽ không có giá trị lớn với các quan chức, nhưng đối với dân làng thì đó là một điều rất quý giá.
“Em nhìn gì mà chăm chú vậy, tôi tới em cũng không biết?”
Tôi quay đầu nhìn và thấy cậu Cả đứng ngay bên cạnh. Tôi nhẹ nhàng lướt ánh mắt qua cậu, vẫn thấy gương mặt nam thần và bộ dáng thản nhiên. Nhưng bên trong, có sự quan tâm nhẹ nhàng, chu đáo. Nếu có cơ hội quay lại, chắc chắn cậu Cả là người mà tôi không muốn rời xa nhất.
“Sao vậy? Nhìn tôi như vậy là có chuyện gì?”
Tôi lắc đầu nhẹ:
“Thì vì cậu đẹp trai mà, có gì đâu mà cậu lại hỏi.”
Cậu Cả lườm tôi, tay giơ lên như muốn đánh vào trán tôi, nhưng thực ra là sờ sờ trán tôi xem đã hết bệnh chưa. Trong khi sờ, cậu hỏi:
“Hết bệnh chưa? Sao em cứ bệnh rề rề hoài vậy?”
Tôi bĩu môi:
“Thì vì cậu đó, ai mà khỏi được.”
“Có mắc gì tại tôi?”
Tôi ngước mắt nhìn cậu, giả vờ buồn bã:
“Em kêu cậu cưới em đi, cậu không chịu, em buồn quá nên sanh bệnh luôn. Cậu biết bệnh này người ta gọi là bệnh tương tư đó.”
Thấy tôi nói chân thành, cậu Cả bắt đầu lúng túng. Rút tay về và không sờ trán tôi nữa, cậu ho hen mấy tiếng.
“Khụ… khụ… bệnh gì mà bệnh tương tư… cái miệng của em thì nói bậy bạ là giỏi.”
“Chớ hổng phải hả? Giờ kêu cậu cưới cậu không cưới, mốt em bỏ cậu cưới cậu Ngọc bây giờ.”
Cậu Cả cau mày, giọng cứng:
“Quyền của em, em cưới ai kệ em, tôi liên quan gì.”
“Là cậu nói đó nghen, mốt đừng có khóc lóc năn nỉ em.”
“Tầm xàm!”
Cậu mắng tôi một câu và tôi cũng không muốn nói chuyện với cậu nữa. Nhìn ra ngoài sân, đoàn hát tuồng đang chuẩn bị lên sân khấu. Thời đại này, được xem hát tuồng đã là một niềm vui lớn, bởi hiện nay không nhiều người quan tâm đến nghệ thuật truyền thống như vậy.
“Út Quân nè… có thể tôi sẽ không cưới em được nhưng… tôi thực lòng mong em được hạnh phúc… tôi nói thật.”
Ơ… cậu Cả!
Tôi ngạc nhiên trước sự thổ lộ này của cậu, sao lại nói vậy, liệu cậu có nói thật không?
“Cậu… sao cậu lại nói vậy… sao cậu không thể?”
Cậu Cả nhìn về phía trước, ánh mắt nghiêm túc.
“Tôi không cưới em… tôi cũng sẽ không cưới ai, em… đừng buồn.”
“Cậu… cậu…”
Thấy tôi kích động, cậu quay sang xoa đầu tôi vài cái, cười rất tươi:
“Cái mệnh của tôi ngắn lắm, tôi không muốn làm khổ ai cả. Em chỉ cần biết như vậy là đủ, đừng tò mò, tôi sẽ không nói gì thêm.”
Tôi nhìn cậu, trong lòng không biết phải nói gì nữa. Tự dưng, tôi cảm thấy hơi khó chịu ở chỗ ngực trái, cảm giác nhói nhói khó tả. Tại sao lại có cảm giác như thế này? Tôi chỉ thích cậu Cả một chút thôi mà?
“Cháo ngon chưa? Em đã hết chưa?”
Tôi gật đầu vô thức:
“Dạ, ngon lắm…”
“Ừ, tôi lo là chưa vừa miệng em. Em cảm thấy ngon là được rồi.”
Tiếng kèn và tiếng trống vang lên, khiến cho tôi và cậu Cả không còn gì để nói thêm. Tôi đứng nhìn một lát rồi xin phép đi vào trước. Nhưng khi tôi đi vào, thì chị Oanh đi ra và đứng vào chỗ trống tôi vừa rời đi. Chị đứng kế bên cậu Cả, vừa cười vừa nói, trông rất vui vẻ. Nhớ lại lúc nãy cậu Cả nói với tôi, trong lòng lại cảm thấy buồn đau. Nhưng suy nghĩ một chút, có khi như vậy cũng tốt, vì tôi… tôi nhất định sẽ tìm cách quay về, nếu cậu Cả không thể yêu tôi, thì khi tôi đi, cậu ấy cũng không đau buồn quá mức…
Chiều hôm đó, cậu Ngọc đi làm về ghé thăm tôi. Khi cậu tới, cậu mang theo một túi xí muội siêu ngon, nói rằng cậu mua từ Sài Gòn, loại hàng hảo hạng. Tôi nhận túi xí muội và thử thì thấy thật ngon, ngon hơn cả loại tôi từ phòng dì Nguyệt. Sau một vài lời dặn dò, cậu cũng rời đi để nghỉ ngơi. Mai cậu sẽ đi sớm với thầy Trầm, nên không thể thức khuya được. Nhìn bóng lưng cậu khuất sau cánh cửa, tôi thở dài. Cậu Ngọc thật tốt với tôi, nhưng lại khăng khăng muốn cưới tôi làm vợ, nhưng tôi… tôi thật sự không muốn. Không chỉ vì lý do có thể quay về thời hiện đại mà còn vì tôi không muốn ở cùng cậu Ngọc. Giả sử tôi không thể quay về nữa, thì tôi vẫn không đồng ý cưới cậu Ngọc. Trước đây, vì không thích cậu ấy bằng cậu Cả, bây giờ lại càng thêm chuyện cậu ấy ưỡm ờ hứa hẹn với Bích Hà, nên tôi càng không thích. Chắc là vì tôi là con gái hiện đại, nên không thể thông cảm được với cái chuyện trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng… thật khó chấp nhận. Nếu so sánh cậu Cả với cậu Hai, về tài năng và nhân cách, cậu Hai thật sự không bằng được cậu Cả… không bằng.
Sáng hôm sau, tôi và chị Oanh chuẩn bị từ sớm để đi lễ chùa. Vì là con gái chưa chồng, nên ra đường phải kín đáo không phô trương. Ban đầu chỉ có tôi và chị Oanh, nhưng sau lại có thêm Bích Hà, và vì cô ấy muốn đi cùng, nên ba người bọn tôi đi chung.
Trên đường, tôi hỏi Bích Hà:
“Kim Chi đâu? Sao cô ấy không đi cùng?”
Bích Hà cười nhẹ:
“Em ấy đến… kỳ nên không đi được chị Quân.”
Tôi gật đầu hiểu. Nếu không phải vì lý do đó, Kim Chi chắc chắn sẽ đi cùng. Ba người bọn tôi đi cùng nhau không quá nhạt nhòa, mọi thứ được giữ trong phạm vi lịch sự. Sau khi cúng bái xong, ba người bọn tôi cùng đi xin quẻ. Trong sân chùa, sau khi xin quẻ, chúng tôi tìm thầy giải quẻ. Rất tiếc, trong số ba quẻ đặt trên bàn, chỉ có quẻ của tôi là không tốt, còn hai quẻ còn lại của Bích Hà và chị Oanh lại là quẻ cát tường, đại lợi.
Nhìn quẻ xăm số 13 đặt trên bàn, tôi thở dài. Tôi không nghĩ rằng sau khi xuyên không về thời cận đại, tôi vẫn còn gặp phải những rắc rối như vậy. Ôi mẹ ơi, lịch sử xin quẻ xui xẻo nhất thế giới chắc chắn là tôi. Mười lần xin quẻ, mười lần đều là quẻ không tốt, nếu không xấu thì cũng không tốt, thật chán. Ông giải quẻ nhìn tôi và nói:
“Quẻ hung, nữ chủ có muốn tôi giải quẻ ra không?”
Tôi nhìn ông ta, ban đầu tôi không muốn nghe giải quẻ đâu. Thường thì khi giải quẻ, chẳng phải là nói quẻ này xấu, bảo tôi phải giải hạn hay là cẩn thận cái gì đó. Nhưng con người, đặc biệt là với những chuyện tâm linh như vậy, thường rất tò mò. Và tôi, tôi cũng tò mò. Tôi gật đầu đồng ý, nhưng ông ta lại không chịu giải quẻ ngay mà cứ nhìn tôi chăm chăm. Đang lúc tôi còn chưa hiểu chuyện gì, chị Oanh đã nhanh chóng nhét mấy hào cho ông ta, rồi ông ta mới chịu giải nghĩa quẻ xăm cho tôi nghe.
Cái thằng cha này, ban đầu đã nhận tiền lúc mang quẻ xăm tới rồi, giờ còn đòi lấy tiền mới chịu giải quẻ nữa, tham lam vãi ra.
Ông giải quẻ nhìn tôi lơ mơ, gõ gõ trên cái xăm thẻ đặt trên bàn, bộ dạng trông nghiêm túc dữ lắm. Sau một khoảnh khắc im lặng, tôi mới nghe ông ta cất giọng khàn khàn lên tiếng:
Quẻ xấu, thân nữ chủ là vật hung rồi, không cần giải nghĩa chi cho nhiều hết.
Chị Oanh nhìn tôi, Bích Hà nhìn chị Oanh, cả hai trông có hơi sợ hãi một chút. Riêng tôi, tôi lại muốn đập cho thằng cha này một trận, giải quẻ kiểu tiết kiệm nước miếng, ổng sợ thì ổng nói nhiều hơn chắc mất hết cái duyên hay sao á.
Nhẫn nại một chút, tôi hỏi:
Thầy, thầy giải nghĩa cận kẽ hơn một chút được không ạ, thầy nói vậy sao con hiểu được.
Ông ta vuốt râu nhìn tôi, thái độ vênh váo:
Hai cô đây hiểu mà cô không hiểu, trông sáng sủa vậy sao tối dạ vậy hả cô?
Mẹ kiếp!
Thấy tôi hơi căng, chị Oanh nhanh trí gằn tay tôi giữ lại, ý chị ấy bảo tôi đừng nóng, để nghe xem ông ta nói cái gì đã.
Dạ thưa thầy, thầy giải nghĩa giúp cho em gái con, bao nhiêu bạc con cũng trả, mong thầy giúp cho em con.
Nghe chị Oanh kêu gọi, lão già kia liền phủi tay nói không cần:
Tôi đây cần gì bạc của mấy cô, quẻ của cô kia là quẻ hung hiểm, là ai giải quẻ thì cũng nói giống tôi thôi. Cô ta làm gì cũng không suôn sẻ, sống ở đâu thì tan hoang ở đó… Cô nói cô ta cẩn thận cái thân, coi chừng làm liên lụy tới người bề trên.
Chị Oanh có vẻ hoảng thật sự, chị ấy hỏi gấp:
Vậy… bây giờ làm cách nào để hóa giải xui rủi đây hả thầy?
Ông kia nhìn tôi, cười nhếch môi:
Không cần làm gì hết, tới lúc hết xui thì hết thôi. Nhưng tôi nhìn tướng mạo của cô này, càng nhìn càng thấy đoản hậu, sau này lấy chồng nếu cô ta không chết thì chồng cô ta cũng chết.
Thầy…
Thôi, mấy cô đi về đi, chuyện số kiếp… nói nhiều không được. Còn cô kia muốn giải hạn xấu thì tìm tôi, vậy hen.
Nói xong, lão kia đi mất tích để lại ba người bọn tôi đứng bơ vơ nhìn theo. Chị Oanh lo lắng nhìn tôi, chị ấy nói:
Hay là kêu thầy giải hạn cho em luôn đi Út Quân, chị nghe thầy nói mà sợ quá trời rồi nè.
Bích Hà cũng nói theo:
Phải đó Út Quân, mấy chuyện này không giỡn được đâu, mình phải tin không tin là không được đâu.
Tôi vẫn còn bực mình lắm nên nhất quyết là không chịu đi giải hạn gì gì đó. Thiệt chứ, tôi chả tin mấy đâu, mình sống là do mình, vận hạn nằm trong tay mình, giải cái gì mà giải chứ. Mà biết thằng cha này nói có phải không, nhìn mặt ổng gian thấy sợ luôn. Phải như là sư thầy nói với tôi như vậy thì tôi chắc chắn tin tưởng 100%, còn đằng này… ai biết thằng cha kia là ai đâu, tin làm sao được. Mà nhìn cái cách moi tiền từ người nhẹ dạ là thấy không đường hoàng gì rồi, người mà làm phước ai lại moi tiền kiểu đó. Gớm, có khi điêu toa cũng nên. Bích Hà với chị Oanh nói mãi mà tôi vẫn không chịu nên hai người họ không nói nữa. Với lại tôi cũng có giải thích là chuyện này cũng chưa chắc là đúng hoàn toàn, hai người bọn họ coi như cũng hiểu lý lẽ nên không đến mức u mê bất ngộ.
Trên đường về, khi ba người bọn tôi ghé mua một ít phấn son, những người con gái đi cùng nhau thường nói chuyện và mua sắm nhiều hơn. Vừa mua mỹ phẩm vừa mua vải, chúng tôi còn thưởng thức chè và bánh đủ loại. Thường thì ở nhà ít khi có dịp đi chơi, nên lần này được đi làm mọi người đều rất vui vẻ. Mỗi gian hàng ở chợ như một phần thân quen, chào hỏi từng góc chợ. Và với điều kiện tài chính tốt, chúng tôi mua đủ loại đồ.
Trên xe, tôi nằm ngửa ra sau và thở dài, thực sự là mệt mỏi, thậm chí chỉ là ăn và mua sắm cũng đủ làm mệt. Khi tôi đang ngồi nhìn trần xe thì nghe chị Oanh hỏi Bích Hà:
Bích Hà, em đã tìm được sợi dây cho Bà Nội chưa? Sao lại cẩu thả để rơi mất vậy?
Bích Hà trả lời với vẻ buồn rầu:
Chị, em đã kiếm hết rồi nhưng không thấy, giờ em không biết phải nói gì với Bà Nội nữa.
Có cái dây…
Chị Oanh chưa kịp nói tiếp thì Bích Hà đã nhanh chóng giữ tay chị:
Chị, đừng…
Có lẽ vì có tôi ở đó, Bích Hà không muốn chị Oanh nói thẳng ra. Nhưng cái dây đó là gì nhỉ? Dây gì vậy?
Ơ khoan… có phải là dây… dây…
Chị Oanh nhăn mày nhìn Bích Hà:
Để chị nói lại với Bà Nội xem sao, đồ quý của bà, em làm mất bà đã là may mắn rồi đó. Em hãy cẩn thận hơn, tôi thực sự chán cảnh này.
Dạ, em biết chị Oanh quan tâm đến em mà.
Đừng nịnh tôi.
Hai người bọn họ trò chuyện, tôi giả vờ không quan tâm nhưng thực chất trong lòng đang lo lắng. Liệu “thứ” mà Bích Hà làm mất của Bà Nội có phải là sợi dây chuyền mà cậu Cả tặng không? Có khả năng không?