Mặt trời sau giông bão chương 12 | Giải quyết tiền lương

13/03/2024 Tác giả: Hà Phong 337

Nhi sững sờ không thốt nên lời. Cô đành ngồi đó, nhìn tờ giấy trước mặt mình. Rõ ràng đó là chữ của Tuấn. Anh ta có hai phong cách viết khác nhau: một nét thẳng nam tính và một nét nghiêng giống con gái. Chị thủ quỹ không hiểu chữ của Nhi, vì hồ sơ xin việc cô đánh máy, chỉ chữ ký của cô mới có. Và chữ ký của Nhi rất dễ làm giả, đặc biệt với ai đã quen thuộc như Tuấn. Lần trước khi nhận lương cũng chỉ ký, không ghi tên. Đặc biệt, có cả căn cước công dân của Nhi, khiến chị ấy tin rằng Tuấn đã lấy trong ví của cô khi Nhi ngủ. Tiền lương với một người lao động quan trọng không chỉ là công sức làm việc mà còn là hi vọng và kế hoạch “khi có tiền mình sẽ…”. Với Nhi, tháng lương đầu tiên là vừa học vừa làm, từ tháng thứ hai mới là công sức của cô trọn vẹn và tháng này là kết thúc thời gian thử việc của cô. Nhờ làm việc chăm chỉ, lương của cô tháng này nhiều hơn một chút vì được thưởng. Nhưng cô không được nhìn thấy cũng chẳng cầm được một xu nào. Cảm giác tiếc nuối, thất vọng, và tức giận khiến Nhi không biết phải làm gì. Cô nhìn tờ giấy ủy quyền mà chị Nga đưa và giật mình khi chị ấy hỏi:

Nhi, sao em vậy?
Cô nhanh chóng lắc đầu:

Không ạ, em chỉ cảm thấy một chút choáng váng thôi ạ!
Chị Nga lo lắng:

Có phải em bị tụt huyết áp không? Khi mang thai có thể xảy ra. Em mang thai hai đứa chắc cũng gặp tình trạng này nhiều lắm.
Chị Nga đưa ghế cho Nhi ngồi xuống:

Ngồi đây một chút, chị sẽ kiểm tra xem có gói trà gừng nào không. Đôi khi nhà bếp không còn gừng tươi, nên chị mua trà gừng sẵn để pha khi cần.
Chị Nga lục trong ngăn kéo và mừng rỡ khi tìm ra một hộp trà gừng:

May quá, hộp này còn dùng được lâu. Em đợi một chút nhé! Chị pha ngay cho em!
Nhi từ chối:

Không cần đâu chị ạ. Em ngồi nghỉ một chút là đỡ thôi!
Chị Nga nhăn mặt:

Không được đâu, em phải chú ý. Đôi khi tụt huyết áp đến rất bất ngờ đấy!
Chị ấy nói xong và vội chạy xuống bếp. Ở đây, mọi người tự nấu ăn khi không có nhân viên nhà hàng. Chị Nga pha trà gừng và cảm thấy nhẹ nhõm khi Nhi không bị tụt huyết áp, nhưng cô cảm thấy sốc với hành động của chồng cô. Con người ở đây thật thà, họ quan tâm lẫn nhau bằng hành động, không như những chiêu trò của Tuấn.

Chị Nga trở lại và đưa cốc trà gừng cho Nhi:

Uống đi em! Chị pha nước ấm thôi, không nóng đâu. Em đã mang thai hơn bốn tháng, uống gừng không sao đâu, đặc biệt loại này không đậm như gừng tươi đâu. Chị cũng thường uống mà!
Nhi lấy cốc trà gừng và nhấp mấy ngụm, cảm nhận sự ấm áp của tình người trong đó. Bây giờ cô không biết nên nói gì với chị Nga. Nếu cô im lặng, có thể tình hình “nhận giúp tiền lương” sẽ tiếp tục, nhưng nếu Nhi cấm chị ấy cho Tuấn nhận lương thì có thể chị ấy sẽ thấy điều đó không hợp lý, vợ chồng mà không tin tưởng nhau. Cô đang phân vân khi thấy chị Nga nói ngập ngừng:

Nhi à, có điều này… chị… không biết nên nói với em không?

Nhi nhíu mày, đưa ánh mắt khó hiểu nhìn chị:

Có chuyện gì vậy chị? Em có làm gì sai không ạ?
Chị Nga lắc đầu:

Không đâu! Em học và làm rất nhanh, mọi người đều khen. Nhưng… vấn đề này là riêng tư. Chị đánh giá cao em vì em làm việc chăm chỉ và trung thực. Nhưng nếu chị nói ra và có gì sai sót, mong em đừng giữ nặng trong lòng!
Nhi cảm nhận được tầm quan trọng của điều chị ấy muốn nói và chắc chắn không phải liên quan đến công việc. Cô nhìn chị Nga:

Chị cứ nói đi ạ! Em không giữ nặng chuyện gì cả! Nếu ai quan tâm, họ sẽ nhắc nhở mình mà chị!
Chị Nga ngồi xuống, nắm lấy tay Nhi:

Hôm qua chồng em nhận lương giúp, nói rằng nhà có việc gấp. Khi đó, chị muốn gọi em nhưng thấy chồng em trình bày khẩn cấp, đầy đủ giấy tờ nên chị đã đồng ý. Nhưng chị muốn khuyên em, phụ nữ phải quan tâm đến nhiều vấn đề. Nếu nhà em có việc gấp, thì em không cần phải nói chiều chồng như vậy. Điều này không phải là bình thường, em nên cẩn thận hơn. Chị muốn nói, đàn ông không phải ai cũng trung thành, nhưng nếu yêu thương, đừng yêu quá mù quáng. Đừng để bản thân em phải chịu đau đớn nếu một ngày nào đó em bị phản bội.
Những lời chị Nga nói giúp Nhi giải tỏa nút thắt trong lòng. Hóa ra chị ấy lo lắng cho Nhi, có thể chị đã nhận ra thái độ của Nhi nhưng không thể nói. Bằng kinh nghiệm của một người đã trải, chị Nga muốn điều tốt cho cô, chị hiểu được sự băn khoăn của cô. Nhi gật đầu:

Dạ, em cảm ơn chị, em sẽ không làm vậy nữa đâu ạ. Hôm qua em có việc gấp nên không thể đến được. Chị nói đúng, không nên tin tưởng quá mù quáng nhỉ?
Chị Nga thở phào nhẹ nhõm, cảm thấy Nhi hiểu ý chị:

Vậy là em đã hiểu ý chị rồi phải không? Chị không phải khuyên em không tin tưởng chồng, bởi vì anh ta là chồng của em, là người em chọn và cha của con em. Nhưng trong thời đại này, có quá nhiều chuyện bất ngờ xảy ra. Chị đã thấy nhiều cặp vợ chồng trông có vẻ hạnh phúc bề ngoài nhưng bên trong lại rối ren, có nhiều vấn đề phức tạp. Chị đã chứng kiến nhiều cặp vợ chồng như vậy. Ngoài ra, chị đã gặp chồng em vài lần khi đưa em đi làm, anh ta trông lịch sự. Nhưng đàn ông thành đạt ngày nay thường có hai loại. Một loại, họ thành công và trân trọng hạnh phúc gia đình. Loại hai, họ tham lam và quên mất gia đình khi có tiền, có quyền.
Chị Nga nói những điều về cuộc sống mà Nhi nghe như thể đang nói về bản thân mình. Nhưng Nhi không dám chia sẻ với chị, vì cô chưa biết chị là người như thế nào. Những điều sâu kín, Nhi chỉ nói cùng với Thùy – người bạn thân thiết từ nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Tuấn không thể “nẫng” tiền lương của cô được nữa. Nhi mạnh mẽ đề xuất:

Chị ơi, từ nay, có thể cho em nhận lương trước hai ngày không ạ? Nghe chị nói, em nhận ra nhiều điều. Vợ chồng em làm việc xa nhau, không hiểu biết về nhau. Khi anh ta nói cần vài ba triệu gấp, em không biết phản ứng như thế nào!

Chị Nga cười:

Không cần thiết đâu. Em nói vậy chị hiểu rồi, em sợ chồng lại tự mạo danh viết giấy ủy quyền để nhận lương đúng không? Chị biết có trường hợp đó mà. Còn căn cước công dân thì vợ chồng mà, nếu lấy đi trong một buổi cũng không khó. Từ nay, chị sẽ nhờ sếp đưa ra quy định, tiền lương không được nhận thay, phải do chính chủ nhận. Mặt khác, tháng tới đây chị sẽ hướng dẫn bà con sử dụng rút tiền bằng thẻ ATM. Tiền lương sẽ chuyển thẳng vào đó, không lo mất mát, cứ lương về thì điện thoại em sẽ báo tin.
Nhi cười rạng rỡ:

Đúng vậy đó chị. Ở thành phố F, người ta toàn trả lương vào thẻ chứ giờ này ai nhận trực tiếp thế này nữa đâu ạ!
Chị Nga cũng cười:

Thì thế để lát chị nói với sếp Duy. Hôm nay sếp có đến cơ sở ta.
Nhi ra dấu OK rồi xin phép đi làm việc. Thấy cô bước ra khỏi phòng thủ quỹ, mấy chị làm ở xưởng đan xúm lại hỏi:

Sao rồi Nhi, em tụt huyết áp đã đỡ chưa?

Hay em xin nghỉ đi!

Các chị cứ hỏi dồn dập khiến Nhi ngớ người ra. Một lát sau, cô mới hiểu hết những gì đang nghe. Chắc là ban nãy chị Nga đi pha trà gừng cho cô, lối tới nhà bếp đi qua xưởng đan nên mọi người biết. Cô nói:

Em đỡ rồi ạ! Khỏe re rồi các chị ơi! Giờ em làm việc bình thường, không lo gì cả!
Một chị sờ trán Nhi rồi nói:

Khỏe thì làm, mệt thì nghỉ em ạ, phải lo cho con nữa!
Nhi đặt nhẹ tay lên bụng, cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng dâng trong lòng mình. Con à, lương tháng này mẹ định cất một nửa cho con, nhưng hết sạch rồi. Mẹ sẽ cố gắng khỏe mạnh và làm việc chăm chỉ, để tháng sau lại được thưởng, sẽ để dành cho con nhiều hơn nhé!

Cô nở một nụ cười nhẹ nhàng rồi gạt mọi chuyện và tiếp tục làm việc. Cô không được tức giận, không được suy nghĩ căng thẳng quá nhiều, vì mọi cảm xúc bây giờ không còn là sự chịu đựng của bản thân Nhi mà còn của một mầm sống đang lớn lên trong cô nữa…

Chiều hôm ấy, Nhi tan làm, cô định về nhà sẽ hỏi Tuấn cho ra lẽ. Dù đã có cách ngăn chặn việc làm của Tuấn, nhưng cô vẫn muốn nói thẳng thắn với anh ta. Thế nhưng, Nhi vừa về đến cổng đã trông thấy mấy gã xăm trổ đầy mình đứng chặn ngang đường:

Cô đi đâu?
Nhi ngơ ngác chỉ vào phía trong nhà:

Tôi … tôi sống trong nhà này mà!
Rồi một tên khoanh tay trước ngực để lộ hình xăm là chiếc kiếm khủng khiếp:

Vậy cô là thế nào với thằng Tuấn?
Nhi lấy lại bình tĩnh và nói:

Tôi là vợ của anh Tuấn!
Gã đó ” à ” lên một tiếng rồi gật gật đầu:

Ra vậy. Là thế này, chồng cô cá độ bóng đá, nợ chúng tôi hai trăm triệu, hẹn hai ngày trả nhưng đến nay đã một tháng rồi. Cứ tưởng con trai giám đốc lò gạch thì giữ lời hứa chứ, ai dè là như thế này. Hôm nay chúng tôi đến đây đòi nợ mà chờ mãi vẫn không thấy thằng Tuấn đâu!
Vậy là Tuấn chưa về. Nhi nhẹ nhàng nói:

Tôi cũng vừa về, còn chưa vào nhà sao biết anh Tuấn về hay chưa mà trả lời các anh?

Gã đó nhường đường cho Nhi đi vào. Nhi vượt qua người đó và tiến vào nhà. Trong phòng khách, cô thấy bà Tâm và ông Tráng đang ngồi. Ông bố của cô liên tục xoa xoa hai bên thái dương, trong khi mẹ chồng chỉ nhìn vào trống trải trước mặt. Có lẽ sự thất vọng quá lớn, khiến bà không còn từ nào để nói về con trai mình. Bao nhiêu tình yêu thương, sự dạy dỗ đổi lại là thế này đây, lần trước con cờ bạc, gái gú khiến nhà cửa cũng đi theo kiếp đỏ đen. Công ty cũng bị ảnh hưởng, từ thành phố về quê sống. Giờ nó lại cá độ bóng đá. Trước đây, xem những vụ cá độ khiến mất nhà mất cửa, gia đình ly tán, bà thấy khinh miệt những kẻ đó. Nào ngờ một ngày, trường hợp đó lại rơi vào chính nhà bà. Mệt mỏi, bất lực, bà nén tiếng thở dài, nỗi đau của người mẹ có con hư hỏng khiến bà không thể cất lời. Nhi cúi đầu chào:

Con chào bố mẹ!
Nghe tiếng chào của Nhi, vợ chồng ông Tráng gật đầu. Ông bố của Nhi cầm điện thoại và bấm gọi, phía bên kia cô nghe tiếng Tuấn trong mớ âm thanh hỗn độn trên phố:

Con về đến nhà đây rồi, bố gọi gì mà lắm thế!
Chỉ năm phút sau, Nhi thấy một chiếc xe ôm dừng ngoài cổng. Tuấn vừa bước xuống, thấy mấy gã côn đồ thì mặt tái mét. Những kẻ này trông rất gớm ghiếc, không giống hội anh Sáu trước đây. Tuấn vội quỳ xuống trước cổng. Bất ngờ, trong phòng khách, bà Tâm bỗng ngã ra ghế bất tỉnh…

Bài viết liên quan