Nám chân sâu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Nám chân sâu hay còn có tên gọi khác là nám chân đinh, thường xuất hiện ở phụ nữ từ sau độ tuổi 30 do ảnh hưởng của lão hóa và các tác nhân bên ngoài. Tìm hiểu về nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp điều trị phổ biến để giữ cho làn da luôn trắng sáng, tươi trẻ.
Tóm tắt bài viết
1. Tìm hiểu về nám chân sâu
Tình trạng các vết nám xuất hiện thành từng nốt có màu nâu đậm hoặc nâu nhạt, thường là ở má và quanh mũi thường được gọi là nám chân đinh hoặc chân sâu. Khác với những vết nám thông thường có melanin được hình thành ở thượng bì, vết nám này được hình thành từ sâu bên trong lớp biểu bì và thượng bì tạo thành các đốm nám sâu, hay tên khoa học được gọi là nám bì.
2. Nguyên nhân khiến nám chân đinh xuất hiện
Có rất nhiều nguyên nhân làm vết nám có hình chân đinh hình thành, trong đó các bác sĩ da liễu đưa ra 6 lý do chính:
+ Rối loạn nội tiết: Khi phụ nữ bị rối loạn nội tiết, lượng estrogen sẽ suy giảm tạo điều kiện cho các hắc sắc tố melanin được hình thành gây ra nám.
+ Ảnh hưởng từ mặt trời: Dưới tác động từ tia UV, tia cực tím đến từ mặt trời, melanin sẽ được kích thích sản sinh trên da mặt.
+ Lạm dụng mỹ phẩm: Việc sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, không đúng loại hoặc dùng quá nhiều sẽ khiến cho lỗ chân lông bít tắc, tăng các yếu tố nguy cơ viêm da, nám, tàn nhang xuất hiện.
+ Thiếu khoa học trong chế độ ăn uống, sinh hoạt: Khi chế độ sinh hoạt thường xuyên bị đảo lộn, thiếu ngủ, ngủ muộn kết hợp dinh dưỡng không có đủ để chống lại oxy hóa, thiếu vitamin sẽ khiến da mặt xuất hiện nám.
+ Stress, căng thẳng kéo dài: Khi đầu óc bị rơi vào tình trạng áp lực, mệt mỏi, căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới nội tiết và chế độ sinh hoạt, từ đó gây ra vết nám.
+ Di truyền: Khi bố mẹ bị nám thì nguy cơ con cái sau này cũng bị nám là rất cao, là nguyên nhân chính và thường gặp nhất.
3. Cách nhận biết vết nám chân sâu
Để xác định được vết nám có chân sâu, nám bì, hãy dựa vào các yếu tố quan trọng như hình dạng, kích thước, màu sắc, vị trí xuất hiện và làn da xung quanh. Trong đó, vết nám này sẽ xuất hiện thành từng đốm riêng biệt có kích thước từ 1 – 2 mm, màu sắc thường là nâu, nâu đậm và ngày càng tối màu hơn nếu không được điều trị sớm.
Vết nám chân sâu xuất hiện nhiều nhất mặt như: gò má, quanh mũi, thái dương, trán, cổ… một số ít thường gặp ở cánh tay và rất hiếm gặp tại các vị trí khác. Một đặc điểm nữa để nhận dạng nám chân đinh là vùng da xung quanh vết nám thường bị khô, thâm sạm và thiếu sức sống giống da không được chăm sóc nhiều năm.
4. Những phương pháp điều trị vết nám chân đinh hiệu quả nhất hiện nay.
Vết nám chân đinh được xem là loại nám khó chữa nhất, tùy theo mức độ và thời gian vết nám xuất hiện sẽ có những cách điều trị khác nhau. Có một số vết nám khó chữa hơn sẽ cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
4.1. Cải thiện vết nám ngay từ bên trong thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đây là cách điều trị rất tốt cho người mới bị nám, bị nám do ảnh hưởng từ nội tiết và sinh hoạt thiếu khoa học. Dưới đây là những cách làm mờ vết nám ngay từ bên trong được các chuyên gia hàng đầu về da liễu khuyến khích người bệnh áp dụng:
+ Uống đủ nước: Lượng nước trung bình cần bổ sung trong ngày là 2 lít, tuy nhiên nếu là người hoạt động nhiều nên bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và da. Bởi da khô chính là điều kiện thuận lợi khiến cho vết nám, tàn nhang xuất hiện, hãy ghi nhớ điều này.
+ Bổ sung nhiều rau xanh, vitamin: Lượng chất xơ và vitamin tự nhiên có trong rau củ quả sẽ giúp da trở nên trắng sáng hơn, từ đó làm mờ đi vết nám da đang xuất hiện.
+ Dành thời gian để tinh thần thư giãn: Hãy chia tách thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi để có thể nghe nhạc, xem phim hay đi dạo bờ hồ cải thiện tinh thần, giúp chống lại các yếu tố nguy cơ tạo thành nám.
+ Ngủ đúng giờ: Để đảm bảo sức khỏe cho làn da, hãy đảm bảo giấc ngủ phải được thực hiện trước 23 giờ và đủ 8 – 10 tiếng ngày, đây là khoảng thời gian vừa đủ và thích hợp để cơ thể thanh lọc, giúp da sáng lên.
4.2. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên làm mờ vết nám da
Theo dân gian chia sẻ đến từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu, sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên cũng có tác động làm mờ vết nám, giúp trị loại bỏ những vết nám có chân sâu mới xuất hiện.
+ Sữa chua và khoai tây: Luộc chín 1 củ khoai tây, sau đó bỏ vỏ và nghiền mịn, trộn với nửa hộp sữa chua không đường tạo thành hỗn hợp. Làm sạch da mặt và đắp hỗn hợp lên da trong 20 phút, sau đó dùng nước sạch để rửa lại, thực hiện mỗi tuần 2 lần.
+ Gel nha đam: Nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm và kích thích tái tạo các tế bào da, gel nha đam sẽ được thoa lên vết nám sau khi da được làm sạch, sau đó chờ khoảng 15 phút rồi rửa qua với nước.
+ Mật ong kết hợp chanh: Công dụng nổi bật của 2 nguyên liệu này chính là làm sạch, loại bỏ da chết và dưỡng da, từ đó làm sáng dần vết nám. Lấy nước cốt của 1 quả chanh trộn đều với 3 thìa mật ong nguyên chất, sau đó dùng chổi quét chuyên dụng để thoa lên vết nám, tạo thành mặt nạ trong 15 phút rồi rửa lại với nước.
+ Nước vo gạo: Có công dụng dưỡng ẩm và làm sáng da, nước vo gạo sẽ giúp các vùng da được dưỡng ẩm và cải thiện dần về màu sắc.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nguyên liệu khác có tác dụng làm mờ nám như: baking soda, nghệ, dầu oliu,…
4.3. Lựa chọn phương pháp trị nám công nghệ, đánh bay tận gốc vết nám
Dành cho những người có vết nám hình thành lâu, khó trị hoặc muốn xóa vết nám đi nhanh chóng, công nghệ thẩm mỹ, làm đẹp sẽ đánh tan nám trong 1 hoặc vài liệu trình điều trị. Nổi bật nhất hiện nay là phương pháp peel da, trị nám bằng laser hay các bước sóng ánh sáng ngắn:
+ Peel da: Sử dụng các chất hóa học để lột da, thay mới da, từ đó cải thiện đi làn da nám. Tuy nhiên cần có sự tham khảo, tư vấn đến từ các chuyên gia, bác sĩ để có lộ trình điều trị phù hợp với làn da.
+ Công nghệ Laser trị nám: Là phương pháp khá phổ biến và được sử dụng nhiều, khi các tia laser sẽ tác động sâu xuống lớp biểu bì da, loại bỏ các hắc sắc tố melanin ngay từ bên trong.
+ Bước sóng ánh sáng ngắn: Đây là công nghệ mới, được cải tiến hơn so với phương pháp laser, giúp hạn chế xâm lấn và cung cấp các dưỡng chất vào sâu bên trong để ngăn ngừa nám da quay trở lại.
Nám chân sâu được biết đến là một loại nám khó chữa, cần được phát hiện và điều trị sớm để đạt hiệu quả cao nhất. Hãy giúp người thân và bạn bè biết cách nhận biết và điều trị vết nám da này bằng cách chia sẻ bài viết ngay thôi nào.