Người đàn bà đi trong cơn bão chương 8 | Những mảnh đời bất hạnh
Cô giáo từ thị trấn chuyển về trường xã. Một sự kiện lạ khiến cả trường được một phen bàn tán xôn xao. Đây là một xã ven biển nghèo của huyện. Người ta tìm cách chuyển đi không được thì Lan lại từ thị thành chuyển xuống. Chắc là phải có lý do gì đó. Có người còn đồn rằng chuyên môn của cô thấp nên bị chuyển xuống. Nhưng rồi mọi chuyện cũng hanh thông thì Lan bắt đầu đi dạy. Cô không những có chuyên môn cao mà còn rất tận tình và tâm huyết với học trò.
Chẳng còn phải bận tâm về việc gia đình nên cô tập trung hết mọi trí lực cho công việc của mình. Đúng là khi phụ nữ một khi không vướng bận chuyện gia đình, con cái thì sẽ không thua bất kỳ người đàn ông nào. Cô mới chuyển về trường được một học kỳ nhưng thành tích đã vươn lên dẫn đầu tổ toán của trường. Cũng dễ hiểu thôi bởi cô tốt nghiệp loại ưu, lại được rèn luyện trong môi trường chuyên nên đương nhiên cô có lợi thế hơn nhiều giáo viên so với các trường tuyến xã này.
Công việc coi như tạm ổn. Tuy cũng còn vài ý kiến thì thầm to nhỏ nhưng Lan cũng thấy hài lòng với cuộc sống của mình bây giờ. Cô thấy lòng mình an yên hơn, không phải nhìn trước ngó sau hay đi đâu cũng phải nhìn ánh mắt dò ý của mẹ chồng nữa. Thật ra chuyện ly hôn cũng không quá nặng nề như người ta vẫn tưởng. Nếu đã không thể tiếp tục cùng nhau thì hãy trả tự do cho nhau. Đó là giải pháp tốt nhất cho một cuộc hôn nhân đang đi vào bế tắc. Nhất lại là một cuộc hôn nhân ngột ngạt, không có tự do và sự can thiệp thô bạo của người khác.
Bố mẹ Lan thấy con gái tâm trạng tốt hơn hẳn thì cũng yên lòng hơn về quyết định của con gái. Duy chỉ có một điều là quãng đường từ nhà cô đến trường xa quá. Vừa đi vừa về cũng. hơn 50 cây số. Ngày nào dạy 2 buổi cũng đi cả trăm cây số chứ ít gì.
Mẹ cô xót con thỉnh thoảng cũng càm ràm về chuyện này. Ngưng Lan gạt đi và nói rằng để từ từ cô sẽ tìm một nhà trọ nào gần đó cho tiện. Chuyện gì cũng có cái lợi, cái hại đâu thể chu toàn hết được. Cô nửa đùa nửa thật với mẹ.
Học trò ở vùng quê này tuy nghèo nhưng vô cùng tình cảm. Chúng rất ngưỡng mộ cô Lan vừa xinh đẹp lại dịu dàng và rất giỏi nữa. Sau giờ dạy cô thường nán lại để dặn dò học trò của mình để chúng gần gũi với cô hơn. Bởi cô biết ở cái tuổi này, bọn chúng hay dở chứng lắm. Nếu không có người lớn bảo ban kịp thời thì hậu quả không đùa được đâu.
Đám học sinh nông thôn cũng ngày càng thân thiết hơn với cô giáo thành phố này. Có hôm học sinh còn mang lên cả mớ rau, quả ổi, chùm me… tặng cô giáo chủ nhiệm nữa. Những món quà tuy không có giá trị vật chất lớn lao nhưng nó làm trái tim Lan ấm áp. Cô thấy mình như sống lại những năm tháng sinh viên mơ mộng. Nơi chứa đựng những ký ức đẹp khi cô được đi thực tập ở một xã vùng núi xa xôi cũng được học trò yêu quý như vậy.
Chúng tình cảm và gần gũi hơn so với học sinh thành phố. Xong giờ học là chúng chạy tuốt về leo lên xe bố mẹ đang chờ sẵn gặm dở chiếc bánh mì rồi đi học thêm môn khác ngay. Cũng chả kịp ngoái đầu lại mà chào cô một tiếng. Cuộc sống ở thành phố xô bồ và vội vã khác hẳn nét thanh bình ở làng quê. Tự dưng Lan thấy mình phù hợp với cuộc sống ở cái vùng mà người ta gọi là vùng sâu vùng xa này.
Hôm nay, sau khi dặn dò cả lớp về nhà làm bài tập đầy đủ, Lan còn một một cột điểm chưa vào nên cố ngồi lại lớp vào cho xong rồi mới về. Có một cô bé cứ ngập ngừng, không chịu đứng dậy ra về du cả lớp đã ra về hết. Lan thấy lạ nên mới lại gần hỏi:
“Sao em lại chưa về?”
“Em…em…”
Cô bé ngập ngừng. Gương mặt đỏ tía không nói được. Nó cứ nhấp nhổm, không chịu đứng dậy hay đi ra ngoài khỏi chiếc ghế băng.
Lan quan sát cô bé học sinh của mình thấy nó có vẻ như đang giấu giếm điều gì đó liền hỏi tiếp:
“Em có chuyện gì, cứ nói với cô không sao đâu.”
“Em…em…”
Cô bé ngượng nghịu nhìn xuống chỗ ngồi của mình. Lan nhìn theo thì phát hiện ra có một vết m, áu dưới ghế chưa kịp khô. Lan hiểu ngay vấn đề.
“Không sao. Chuyện này cũng bình thường thôi. Hồi xưa cô cũng bị suốt ấy. Chắc là em không mang theo băng vệ sinh hả?”
“Em em không biết ạ.”
Cô bé nói có phần sợ hãi và lo lắng.
“Đây… đây là lần đầu tiên của em. Em… em thấy sợ lắm cô ạ! Em không biết phải làm sao nữa.”
“Không sao đâu em, đứng đây chờ cô một tí nhé!”
Nói rồi Lan chạy ù ra ngoài cổng trường tới tiệm tạp hóa gần đó rồi mua một bịch băng vệ sinh chạy vào lớp. Cô mở gói băng ra lấy một miếng rồi hướng dẫn con bé cách thay băng. Xong xuôi 2 cô trò mới lấy giấy và giẻ lau làm sạch chiếc ghế.
Thấy con bé có vẻ bình tĩnh hơn, cô liền nói tiếp:
“Em về nói với mẹ chuyện này rồi mẹ sẽ giúp em cách vệ sinh trong những ngày đèn đỏ nhé. Không nên giấu giếm mẹ chuyện này nghe chưa! Có chuyện gì khó khăn hãy nói cho mẹ biết nhé em!”
Gương mặt cô bé bỗng xìu xuống.
“Mẹ… mẹ em…”
Lan thấy gì còn bé có vẻ ấp úng khi nói về mẹ. Cô đoán chắc là mẹ con bé mất rồi. Cô không hỏi nữa sợ chạm vào nỗi đau khiến con bé khóc.
“Được rồi! Vậy ở nhà em còn có ai nữa nào?”
“Em sống cùng bà nội, bố và mẹ.”
Lan hơi khó hiểu vì rõ ràng con bé trả lời là sống cùng bố và mẹ nữa cơ mà. Chẳng lẽ bố mẹ cô bé là những người vô tâm như vậy sao? Hay mẹ nó…Lan không dám nghĩ xấu về người khác khi chưa hiểu rõ sự tình. Lan nhớ lại hồi đầu năm họp phụ huynh không thấy bố mẹ con bé đâu. Con bé có báo cáo lại với cô chủ nhiệm là bố bận nên không đi được. Cô thấy mình vô tâm quá! Đáng lẽ phải chú ý hơn từng hoàn cảnh của những học sinh đặc biệt này mới phải. Thực ra là cô cũng dự định là đến thăm gia đình của học trò rồi nhưng công việc bận quá cô chưa đi được. Nhân dịp này cô nhất định phải đến xem gia đình cô bé học sinh này như thế nào mà lại để con cái như vậy. Có bố có mẹ thậm chí cả bà nội nữa mà không quan tâm gì đến con gái mình cả. Nhất là khi nó lại đang trong cái tuổi dậy thì hay “trở chứng” này nữa chứ.
“Được rồi, cô sẽ cùng em về nhà!”
“Sao cơ ạ? cô… cô về nhà em sao?” Con bé có chút hốt hoảng khi nghe nhắc đến sẽ về nhà mình.
Lan thấy rõ ràng ánh mắt nó bối rối. Cô dịu dàng ngồi xuống nắm tay nó nói:
“Em có gì khó nói hả?”
“Dạ…dạ…”
Con bé ngập ngừng.
“Nào! Hoài An, hãy nhìn cô này! Cô là cô giáo chủ nhiệm của em. Có điều gì khó khăn cứ nói với cô. Chẳng lẽ em không tin cô sao?”
Con bé gập đầu suy nghĩ chốc lát rồi nói:
“Vâng ạ!”
Lan nhoẻn cười nhìn nó để tăng thêm sự tự tin cho đứa học sinh nhút nhát này.
Hai cô trò cùng nhau đi về nhà Hoài An. Con bé đi trước dẫn đường. Lan đi xe máy đằng sau.
Qua con đường cái dẫn vào làng, qua hai ngôi nhà ngói là một ngôi nhà mái bằng có chiếc cổng màu xanh lam. Hoài An dừng lại chỉ vào:
“Nhà em ở đây rồi ạ.”
Cô bé xuống xe rồi đi lại cổng mở chốt đẩy cánh cổng sắt to nặng trịch ra mời cô giáo vào nhà.
“Bà ơi, cô giáo cháu đến thăm!”
Con bé đứng ngoài sân gọi rất to. Một bà cụ chống gậy lom khom bước từ trong nhà ra ngoài.
“Cháu về rồi đấy à?”
Bà cất tiếng nói. Tai bà hơi lãng nên con bé Hoài An phải nói rất to vào tai bà nó lại lần nữa:
“Vâng bà ạ. Có cả cô giáo chủ nhiệm của cháu nữa.”
“Ồ, cả cô giáo nữa à? Quý hóa quá!”
Bà lão quay ra nhìn Lan.
Lan cúi đầu rồi cũng nói rất to với bà:
“Cháu chào bà.Cháu là Lan cô giáo chủ nhiệm của Hoài An ạ.”
“Chào cô giáo! cô giáo vào nhà uống nước!”
Bà cụ vui vẻ mời Lan vào nhà.
Nhìn quanh ngôi nhà cũng khá lớn. Ở vùng quê ngôi nhà này cũng được gọi là khá giả rồi. Nhà mái bằng mới xây khoảng tầm chục năm đổ lại. Sân rộng và được lát gạch nung. Đằng sau còn có mảnh vườn trồng rau nữa. Nhà rộng nhưng sạch sẽ và thoáng mát. Lan thấy vui khi hoàn cảnh học sinh mình cũng khá giá thế này. Lúc trước khi đến đây cô còn nghĩ con bé chắc có hoàn cảnh khó khăn lắm cơ. Hoá ta nó cũng khá chứ không thảm như cô nghĩ.
Hoài An rót nước mời cô giáo rồi vào phòng thay quần áo làm việc nhà.
Mục đích Lan đến đây là để thông báo với bố mẹ Hoài An về việc của con gái. Thật ra là cô muốn nhắc nhở phụ huynh quan tâm đến con bé nhiều hơn nhưng lại không có ai ở nhà cả. Cô liền hỏi bà cụ:
“Bố mẹ Hoài An đi làm cả rồi hả bà?”
Bà cụ hơi ngần ngại rồi nói:
“Bố con bé thì đi làm rồi. Nhưng mẹ con bé thì đang ở nhà. Không giấu gì cô. Mẹ nó nằm l,iệt 10 năm nay rồi. Bố nó trước đây là lính cứu hỏa làm việc trên thành phố. Vì vợ bị t, ai n, ạn giao thông làm l, iệt giường không làm gì được nên nó đành phải bỏ việc về đây mở một xưởng mộc để tiện chăm con chăm vợ. Trước đây nó khổ lắm cô ạ. Con gái mới 3 tuổi vợ thì nằm liệt giường tôi thì già cả mắt mũi mờ chả thấy gì mấy. Thân là đàn ông con trai phải đảm nhiệm tất cả mọi việc vừa chăm con nấu ăn lại phải tắm rửa cho vợ cho con. Chao ôi! nghĩ lại mà vẫn thấy xót lắm! May mà con bé Hoài An giờ đã lớn cũng biết phụ bố công việc nhà nên đỡ hơn nhiều rồ cô ạ.”
Bà cụ chậm rãi nhai trầu rồi kể lại hoàn cảnh của con trai mình cho Lan nghe.
Lan nghe xong câu chuyện cũng cảm thấy bàng hoàng. Cô không ngờ hoàn cảnh con bé Hoài An như thế này, không có một chút liên quan nào đến dự đoán của cô.
“Vậy chị ấy đâu hả bà?”
Lan nhìn quanh không thấy người vợ đâu liền hỏi bà cụ.
“Nó nằm ở trong phòng.”
“Cháu có thể vào thăm chị ấy được không ạ?”
“Chỉ e là cô sợ không dám nhìn thôi.” Bà cụ ngần ngại.
“Dạ không sao đâu bà ạ. Cháu được vào thăm chị ấy chứ bà?”
“Được, nếu cô muốn.”
Bà cụ đứng dậy chống gậy đi trước mở cánh cửa phòng ra.
Lan nhìn vào phòng. Một người phụ nữ nằm trên giường. Thân hình trắng phau. Tóc cắt ngắn sát da đầu, phần đầu trái bị lõm vào một bên vì di chứng của tai nạn. Một bên xương má biến dạng. Cằm thì lệch. Tay chân bất động nằm nhìn trân trân lên sàn nhà. Lan suýt bị dọa cho sợ nhưng cô cố gắng trấn tĩnh lại. Đúng là là như bà cụ nói! Nếu ai gặp người phụ nữ này đầu tiên mà yếu bóng vía chắc chắn sẽ bị dọa cho n, gất đi mất. Hèn chi mà con bé Hoài An khi nghe cô nói sẽ đến nhà thăm nó mới ngần ngại như vậy. Giờ thì cô hiểu tất cả rồi.
Cô chầm chậm đi lại phía người phụ nữ đứng trước mặt cô ấy rồi cúi đầu chào.
“Em chào chị! Em là Lan là cô giáo chủ nhiệm của bé Hoài An. Hôm nay em mới có dịp đến đây để tham gia đình ạ.”
Người phụ nữ không chút cảm xúc trên gương mặt chỉ liếc ánh mắt nhìn về phía Lan không nói gì.
“Nó không nói được đâu cô nhưng nó hiểu người khác nói gì.”
Bà cụ giải thích.
Lan gật đầu nhìn bà cụ rồi nói chuyện với người phụ nữ. Người phụ nữ không tự cử động được cả đầu chỉ nghe Lan nói rồi hướng ánh mắt về phía cô. Lan kể về tình hình của con bé Hoài An cho cô nghe. Rằng con gái cô là một cô bé rất ngoan ngoãn, lễ phép và rất chịu khó học. Hôm nay cô bé đã trở thành thiếu nữ rồi. Cô vừa nói vừa thì thầm như thể hai người bạn thân đang kể chuyện cho nhau nghe về con cái của mình vậy. Cô thấy hai con ngươi của người phụ nữ chuyển động rồi ánh mắt cô ấy cũng ươn ướt. Tự dưng cô thấy thương người phụ nữ này chứ không thấy đáng sợ như lúc đầu nữa.