Tóm tắt bài viết
1. Nguyên nhân rạn da tuổi dậy thì?
-
Do trẻ tăng trưởng quá nhanh về chiều cao và cân nặng.
-
Do di truyền.
-
Khi trẻ bị béo phì.
-
Khi trẻ tập nhiều các bài tập cải thiện thể chất.
-
Trẻ sử dụng steroid trong một thời gian dài.
Ở trẻ đang dậy thì, các vết rạn da có thể xuất hiện ở trên ngực, bụng, đùi, hông, và mông. Đặc biệt, các bé trai bị béo phì hoặc tập nâng tạ thường xuyên thì các vết rạn xuất hiện nhiều hơn.
2. Rạn da tuổi dậy thì thường xuất hiện ở đâu?
Một số khu vực mà trẻ đang dậy thì dễ bị rạn
Đùi và ngực
Ở độ tuổi dậy thì thường xuất hiện trên vùng có cơ hoạt động mạnh hoặc vùng dễ mất chất béo nhanh như bụng, bắp đùi hay ở ngay vùng ngực… Phụ thuộc vào nguyên nhân, vết rạn da sẽ có màu khác nhau. Mới đầu, các vết rạn trên da thường có màu hồng, sau đó chuyển dần sang màu tím.
Rạn vùng lưng
Khi cân nặng thay đổi có thể làm xuất hiện các vết rạn da ở vùng lưng trên và lưng dưới. Việc trẻ tăng hay giảm cân đột ngột cũng gây ra những vết rạn da ở lưng
Rạn ở cánh tay
Trong một thời gian ngắn mà da căng ra quá nhiều có thể gây vết rạn ở vùng trên hay dưới cánh tay. Đây là tình trạng nứt da khá phổ biến ở tuổi dậy thì. Vết rạn thường xuất hiện ở cánh tay trên đối với nữ và ngược lại đối với nam.
Rạn da mông
Các vết rạn ở mông có thể đến từ yếu tố di truyền hay cân nặng thay đổi đột ngột thất thường cũng dễ khiến rạn da mông tuổi dậy thì. Việc sử dụng quá mức kem chứa steroid và cortisone có thể gây ra rạn da mông hay những vùng như hông, đầu gối, vai, bụng, hay rạn da chân tuổi dậy thì.
3. Cách trị rạn da hiệu quả tuổi dậy thì
Cùng điểm qua một số biện pháp giúp trị rạn da tuổi dậy thì mà các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ làm theo để có làn da mịn màng, đều màu hơn.
Tập thể dục đều đặn
Khuyến khích trẻ thường xuyên tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để điều trị rạn da ở tuổi dậy thì của con. Tập thể dục một cách đều đặn sẽ làm giảm việc tăng cân và giảm mỡ. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp điều hòa cơ thể và hạn chế sự phát triển của các vết rạn trên da.
Uống nhiều nước
Làn da trẻ khi được cung cấp đủ nước sẽ trở nên mềm mại vết rạn cũng mờ dần theo. Do đó, con nên uống đủ 8 ly nước một ngày để giúp làn da khỏe mạnh, tránh gặp các vết rạn da.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh có chứa nhiều vitamin A và C sẽ rất tốt trong quá trình điều trị các vết rạn da. Do vitamin A và C giúp tạo collagen và elastin, rất cần thiết trong quá trình chữa các vết rạn da ở tuổi dậy thì. Hãy khuyến khích trẻ bổ sung cam, bưởi, sữa… để có làn da tươi trẻ, khỏe mạnh.
Sử dụng các loại kem trị rạn da
Nếu các vết rạn da của trẻ mất nhiều thời gian để hồi phục, bạn có thể dùng thuốc trị rạn da. Các loại thuốc trị rạn da thường có chứa collagen và elastin có tác dụng phục hồi da. Nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào.
Dùng dầu massage giàu vitamin E
Thường xuyên massage cho các vị trí rạn da bằng những loại dầu có chứa vitamin E sẽ có tác dụng giảm các vết rạn da. Tuy nhiên, phương pháp này cần sử dụng trong thời gian dài mới có thể cảm nhận được kết quả rõ rệt. Ngoài ra có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để làn da trở nên đàn hồi hơn và kiểm soát vết rạn da tốt hơn.
Công nghệ trị rạn dậy thì hiệu quả Dermal Extra
Là công nghệ điều trị rạn hiện đại nhất tại phòng khám chuyên khoa Da liễu Pasteur, Dermal Extra sử dụng ánh sáng quang học kết hợp với tần số vô tuyến điều khiển nhiệt tác động vào vùng rạn, làm mờ vết thâm rạn với bước sóng phù hợp, nhận diện chính xác vùng rạn mà không làm tổn thương các mô da lân cận.