Nước mía bao nhiêu calo? Cách uống nước mía giảm cân hiệu quả
Nước mía là một thức uống thơm ngon, cuốn hút người uống trong những ngày oi bức, nắng nóng mùa hè. Nhưng rất ít người biết nước mía bao nhiêu calo và hàm lượng dinh dưỡng bên trong món giải khát này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, trong mỗi 100ml nước mía có chứa khoảng 269 calo.
Tóm tắt bài viết
1. Trong 1 cốc nước mía bao nhiêu calo
Thông thường, một cốc nước mía mua tại các cửa hàng sẽ có khoảng 250ml, bao gồm 150ml nước mía và khoảng 100ml đá. Vì thế, ước tính trung bình số calo có trong 1 cốc nước mía là khoảng 400 – 450 calo tùy vào mức nước mía có trong cốc.
Theo các tạp chí về sức khỏe hàng đầu tại Hoa Kỳ, nước mía chứa rất nhiều chất xơ, cụ thể chỉ 200ml nước mía là bạn đã cung cấp cho cơ thể đủ lượng chất xơ cần thiết. Bên cạnh đó, trong nước mía cũng có chứa nhiều thành phần rất bổ ích như: kali, kẽm, photpho, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình vận hành của cơ thể.
2. Những lợi ích tuyệt vời của nước mía đối với sức khỏe
Với vô số vitamin tuyệt vời bên trong, nước mía mang đến vô số lợi ích để tăng cường, nâng cao sức khỏe cho người sử dụng.
Cung cấp năng lượng
Với hàm lượng calo cao, nước mía sẽ mang đến rất nhiều năng lượng, đủ để đáp ứng cho các hoạt động cần đến nhiều sức khỏe, sức bền. Với nhiều người đang trong chế độ ăn kiêng, nước mía được sử dụng như một nguồn năng lượng chính, giúp duy trì các hoạt động cơ bản trong thời gian nhất định.
Thanh lọc, giải độc cơ thể
Bởi thành phần đường trong mía chủ yếu là Saccharose, ngoài ra còn có các Carbohydrate và nhiều acid amin giúp hỗ trợ quá trình giải độc của gan trở nên hiệu quả. Theo Đông Y, nước mía có tính mát, thanh nhiệt, nhuận tràng, những người đang có độc tố trong cơ thể nên sử dụng.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Các dưỡng chất như kali bên trong nước mía có khả năng kiềm hóa và ngăn ngừa axit dạ dày phát triển, từ đó bảo vệ dạ dày và giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa diễn ra hiệu quả. Bên cạnh đó, sử dụng nước mía thường xuyên, điều độ cũng giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây nhiễm trùng dạ dày rất tốt.
Chống các tác nhân lão hóa
Flavonoid là thành phần quan trọng ít được nhắc đến trong các dưỡng chất có trong mía, đây là một dưỡng chất được sử dụng nhiều để ngăn ngừa và chống lại các tế bào ung thư. Ung thư tiền liệt tuyến hay ung thư vú là những tình trạng rất phù hợp để sử dụng nước mía.
+ Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Hàm lượng photpho và canxi trong nước mía sẽ mang đến nhiều lợi ích cho men răng cũng như ổn định lại sự chắc chắn của răng. Bên cạnh đó, đường có trong mía hoàn toàn là đường tự nhiên nên không gây sâu răng như các loại đường hóa học, nó còn giúp cải thiện mùi hôi ở miệng do thiếu các vi chất.
3. Cách sử dụng nước mía để giảm cân an toàn, hiệu quả
Mặc dù chứa hàm lượng calo tương đối lớn, tuy nhiên các chuyên gia thể hình lại cho rằng nước mía sẽ không gây béo, thay vào đó nước mía còn giúp thúc đẩy quá trình giảm mỡ toàn thân diễn da hiệu quả.
+ Nước mía không chứa chất béo: Đây là một yếu tố khá quan trọng, bởi thành phần không hề có chất gây béo sẽ giảm nguy cơ tăng cân, tăng mỡ cho người sử dụng.
+ Có nhiều chất xơ: Với hàm lượng chất xơ khá cao, nước mía giúp người dùng kiểm soát cảm giác thèm ăn, từ đó hạn chế bổ sung calo trong các bữa ăn phụ. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp đốt cháy mỡ thừa rất tốt, được các chuyên gia về thể hình và dinh dưỡng khuyến khích bổ sung nhiều.
+ Giúp giảm cholesterol có hại: Tình trạng mỡ máu tăng cao là yếu tố nguy cơ khiến cơ thể khó giảm cân, vì thế tác dụng làm giảm cholesterol của nước mía sẽ giúp người sử dụng đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả giảm cân cho mình.
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất: Việc hỗ trợ gan trong quá trình thanh lọc sẽ thúc đẩy người sử dụng nâng cao hiệu quả thanh lọc mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
+ Nâng cao sức khỏe đường ruột: Bên cạnh khả năng kiểm soát axit dạ dày, sử dụng nước mía một cách đều đặn còn giúp cải thiện tình trạng táo bón, giúp đường ruột khỏe mạnh.
Tuy nhiên quá trình giảm cân cùng nước mía cần phải tuân thủ hết sức nghiêm túc, bởi nước mía cũng có chứa đường. Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để tránh lợi bất cập hại, sử dụng nước mía quá đà khiến cân nặng tăng nhanh.
4. Các lưu ý quan trọng cần nắm chắc khi uống nước mía
Sẽ có quá nhiều lợi ích và sức hấp dẫn đến từ nước mía, tuy nhiên người dùng cần nhớ rõ những quy tắc sau:
+ Chọn mua nước mía sạch: Nước mía cần được mua ở những cửa hàng mía sạch, mới vắt bởi nước mía là môi trường thuận lợi cho nhiều vi khuẩn phát triển.
+ Không uống nhiều hơn 1 cốc mỗi ngày: Dù hàm lượng đường trong mía là đường tự nhiên, nhưng nếu uống quá nhiều cũng sẽ gây ra tình trạng thừa đường, dẫn đến tăng cân. Mỗi ngày một người trưởng thành có sức khỏe ổn định chỉ nên uống 1 cốc nước mía để không ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng.
+ Không để nước mía bên ngoài quá lâu: Là môi trường rất tốt cho vi sinh vật sản sinh, nên các chuyên gia thường khuyến cáo nên uống nước mía ngay sau khi được ép.
+ Người có tiêu hóa kém, ăn khó tiêu hạn chế sử dụng: Do mía có tính hàn, dễ làm tình trạng đầy bụng, khó tiêu diễn ra nặng nề hơn, nên khi sử dụng thức uống này cần chú ý.
+ Phụ nữ mang thai và người béo phì nên cẩn trọng khi uống: Đây là những đối tượng rất nhạy cảm với đường, vì thế trước khi sử dụng cần được các bác sĩ tư vấn về lượng và tần suất sử dụng.
Sau khi được giải đáp nước mía bao nhiêu calo, chắc hẳn nhiều người đã tự tin, thoải mái hơn khi sử dụng đồ uống này vào chế độ giảm cân cho mình. Chia sẻ bài viết đến những người xung quanh để tất cả mọi người hiểu thêm về lợi ích của nước mía mang đến cho sức khỏe.