Phần nào của trứng vịt lộn bổ nhất? Cách ăn đúng như thế nào?
Phần nào của trứng vịt lộn bổ nhất? Khi ăn trứng vịt lộn, nhiều người thường có xu hướng ăn lòng đỏ, bỏ phần con trắng vì cho rằng phần này kém bổ dưỡng hoặc có hình dạng gây sợ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đến từ Viện dinh dưỡng Quốc gia, chất bổ dưỡng nhất của thực phẩm này nằm trong phần con đang trong quá trình hình thành, phần lòng đỏ chỉ xếp sau và cuối cùng là phần cùi dừa cứng.
Tóm tắt bài viết
1. Phần nào của trứng vịt lộn bổ dưỡng nhất?
Trứng vịt lộn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với đầy đủ protein, canxi, chất béo,… quen thuộc với phần đông người Việt. Món ăn thơm ngon bổ dưỡng thường được dùng vào buổi sáng để bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cả ngày dài.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, mỗi phần của quả trứng vịt lộn sở hữu những giá trị dinh dưỡng tương đương nên khó để đánh giá chính xác tuyệt đối phần nào bổ dưỡng nhất. Nhưng trong hầu hết các báo cáo khoa học hiện đại, phần lòng trắng hình thành con non sở hữu nhiều dưỡng chất có lợi hơn so với phần lòng đỏ.
Lý giải chi tiết, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Viện dinh dưỡng nhận định: “Quả trứng vốn là một tế bào, với hai phần lòng đỏ chứa nhân, lòng trắng chứa bào tương. Trong quá trình chuyển hóa, trứng vịt lộn chuyển sang đa bào và buộc phải tập trung nhiều dưỡng chất, tế bào vào phần lòng trắng để hình thành con non hoàn chỉnh”.
Như vậy có thể thấy được lòng trắng là phần bổ dưỡng hơn do nguồn dưỡng chất, enzyme chuyển hóa và tinh túy tập trung nhiều trong quá trình chuyển hóa. Dinh dưỡng trong lòng đỏ thấp hơn nhưng không đáng kể. Xếp cuối cùng là phần cùi dừa cứng màu trắng gần như không có giá trị dinh dưỡng.
2. Trứng vịt lộn và trứng vịt món nào tốt hơn?
Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lộn và trứng vịt được đánh giá là tương đương nhau. Điều làm nên giá trị thực sự ở trứng vịt lộn hơn so với trứng vịt là nó chứa các hormone và enzyme chuyển hóa (enzyme hỗ trợ hình thành vịt con).
Các enzyme này có giá trị dinh dưỡng trung bình, gần giống như protein trong trứng vịt luộc. Vì vậy, muốn tăng cường protein, chúng ta nên chọn trứng vịt luộc. Trường hợp muốn bồi bổ hormone có lợi, sắt và canxi cũng như thưởng thức hương vị thơm ngon đặc trưng của thì nên chọn trứng vịt lộn.
Với cả hai loại trứng vịt, để phát huy tối đa hiệu quả và không gây tác dụng phụ không mong muốn, chỉ nên dùng khoảng 3 – 4 quả/tuần. Người mắc các bệnh mỡ máu, cholesterol cao, chi dùng tối đa 3 trái/tuần.
3. Ăn trứng vịt lộn: điều gì nên và không nên?
Nhìn chung, trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe nếu biết cách dùng chuẩn khoa học.
Kết hợp cùng lượng rau răm, gừng tươi vừa đủ
Khi ăn trứng vịt lộn, nhiều người thường sử dụng rau răm và gừng tươi làm món ăn kèm. Đây là cách kết hợp đúng theo Đông y vì bản thân trứng vịt lộn là thực phẩm có tính hàn nên dùng trực tiếp dễ bị lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Tuy nhiên, khi kết hợp chung với nguyên liệu có tính ấm nóng như gừng tươi, rau răm, chỉ dùng tối đa 5g mỗi loại gia vị ăn kèm cùng hai trái trứng vịt lộn. Vì dùng quá nhiều dễ tạo ra phản ứng mạnh mẽ gây đau bụng âm ỉ không dứt.
Hạn chế ăn nhiều trứng vịt lộn, đặc biệt là người có cholesterol cao
Trứng vịt lộn là thực phẩm bổ dưỡng sở hữu nguồn dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều trứng vịt lộn sẽ gây ra phản ứng ngược làm cholesterol trong máu tăng cao, kéo theo đó là hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, tiểu đường, huyết áp,…
Cân đối liều lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe
– Trẻ dưới 5 tuổi không ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ nên không thể tiêu hóa trọn vẹn các dưỡng chất có trong một trái trứng, đặc biệt là phần lòng trắng nhiều dưỡng chất.
– Trẻ từ đủ 6 tuổi dùng trứng vịt lộn tối đa hai lần một tuần để tránh rối loạn tiêu hóa và thừa năng lượng. Với những trẻ đủ 6 tuổi nhưng sức khỏe, đường ruột không tốt tuyệt đối không cho dùng trứng vịt lộn tránh gây cản trở sự phát triển toàn diện của hệ tiêu hóa.
– Người trưởng thành ăn từ 2 – 3 trứng vịt lộn/tuần, khi ăn kết hợp cùng các gia vị, rau ăn kèm có tính ấm nóng để tránh đầy bụng. Cảm thấy khó chịu sau khi dùng trứng, nên tạm dừng và đến gặp bác sĩ kiểm tra để đảm bảo an toàn.
– Mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn, nhưng dùng tối đa 3 trái/tuần nhưng không dùng chung với rau răm. Vì rau răm có tính nóng cao, dễ gây rối loạn lo âu, nóng bụng, chảy máu nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Tuyệt đối không dùng trứng vịt lộn vào buổi tối
Vì vào buổi tối, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn trong khi trứng vịt lộn lại nhiều năng lượng. Nạp nhiều dưỡng chất vào cùng một thời điểm, lại không vận động hỗ trợ tiêu hóa, không thể tránh khỏi cảm giác đầy hơi, khó ngủ.
Chế biến và sử dụng trứng vịt lộn đúng cách
Trứng vịt lộn là thực phẩm đặc biệt trong giai đoạn hình thành con non. Vì vậy, bên cạnh dưỡng chất có lợi, cũng có tương đối nhiều hoạt chất gây hại tiềm ẩn. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, chúng ta chỉ được dùng trứng vịt lộn đã được luộc chín kỹ, không để trứng vịt lộn qua đêm làm tăng số lượng vi khuẩn có hại cho đường ruột.
Với các giải đáp đến từ đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta có được câu trả lời cho băn khoăn phần nào của trứng vịt lộn bổ nhất. Sau khi có được thông tin giải đáp phù hợp cùng lưu ý quan trọng, hãy cân đối và áp dụng để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe lành mạnh và nói không với bệnh tật.