Tóm tắt bài viết
1. Tìm hiểu về rạn da
Rạn da là những vết lõm dài trên da. Những vết này xuất hiện trên bề mặt da bởi những tác động co, giãn da quá độ đàn hồi của da.
Rạn da là tình trạng khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ
Rạn da cũng là tình trạng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể bị. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy tình trạng này gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Đặc biệt, người da trắng dễ bị rạn da hơn người da màu và vết thường xuất hiện chủ yếu ở thanh thiếu niên chứ rất ít gặp ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi.
2. Nguyên nhân gây rạn da
Chúng ta đều biết vết rạn da xuất hiện là do cơ thể phát triển quá nhanh hoặc tác động quá mức độ đàn hồi của da. Một số yếu tố tác động đến làn da và tạo nên vết rạn da là:
- Dậy thì: Là quá trình cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao, cân nặng làm xuất hiện rạn da. Các bạn gái trong độ tuổi dậy thì thường có hiện tượng tích tụ mỡ ở mông và ngực nên vết rạn da dễ xuất hiện ở vị trí này do da bị kéo căng. Ở một số trường hợp khác, vết rạn da xuất hiện ở vùng da phía trên các khớp do phát triển chiều cao quá nhanh.
- Mang thai: Cũng là thời gian người mẹ tăng cân nhanh chóng, đặc biệt là ba tháng cuối thai kỳ. Các mẹ bầu, các vết rạn da thường gặp ở bụng, mông và đùi.
- Béo phì: Việc không được kiểm soát được cân nặng tăng lên quá nhanh cũng sẽ làm vùng da của cơ thể bị kéo giãn theo nên xuất hiện các vết rạn da.
- Dùng thuốc: Có một số các loại thuốc gây rạn da nhiều nhất đó là corticoid. Nó khiến cơ thể tích nước và tăng cân trong quá trình sử dụng. Tình trạng này thường xuất hiện khi dùng thuốc trong một thời gian dài.
- Di truyền: Đây là yếu tố được ghi nhận có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc xuất hiện các vết rạn trên da.
3. Cách nhận biết vết rạn da
Các vết rạn thường rất dễ nhận biết mà không cần qua thăm khám hay xét nghiệm nào. Vết rạn thường xuất hiện với số lượng nhiều, phân bố ở những vùng như hông, bụng, ngực ở phụ nữ và ở thắt lưng, bắp đùi hay hông ở nam giới.
Các vết rạn cũng không giống nhau do cơ địa, nguyên nhân và thời gian xuất hiện ở mỗi người cũng khác nhau. Các loại rạn da phổ biến bao gồm:
- Các vệt hoặc đường kẻ lõm vào trong da
- Các sọc màu hồng, đỏ, đen, xanh hoặc tím
- Các vệt sáng mờ dần thành màu sáng hơn
- Các vệt ở phần bụng, ngực, hông, mông hoặc đùi
- Các vệt bao phủ các vùng rộng lớn của cơ thể
4. Phòng ngừa rạn da như thế nào?
Cách tốt nhất để xoá đi vết rạn là phòng ngừa nó ngay từ khi nó chưa xuất hiện. Điều này cũng sẽ hạn chế được mức độ của vết rạn nếu nó xuất hiện. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là:
- Kiểm soát cân nặng một cách hợp lý, tránh tăng cân quá nhanh.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được kê toa, đặc biệt là các thuốc có chứa thành phần corticoid.
Sử dụng các loại thuốc có chứa corticoid một cách bừa bãi sẽ gây nên tình trạng rạn da
- Sử dụng các loại dầu dưỡng: Như dầu dừa, dầu oliu, bơ cacao… để phòng ngừa vết rạn da ở độ tuổi dậy thì và quá trình mang thai.
5. Rạn da có khỏi được không? Điều trị rạn da thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi “Rạn da có khỏi được không?” thì câu trả lời là không thể chữa khỏi hoàn toàn vết rạn da, dù sử dụng biện pháp nào. Bởi một khi các mô liên kết của da đã bị đứt gãy thì không có cách nào làm nó liền lại được như ban đầu.
Trước khi điều trị, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm cần thiết nếu nghi ngờ tình trạng này là do một bệnh lý nào đó gây nên. Đối với các vết rạn không do bệnh lý đặc biệt nào khác gây ra thì việc điều trị chỉ tập trung vào làm mờ hay biến mất những vết này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm rạn da mà chỉ có thể làm mờ đi vết rạn. Một số biện pháp điều trị rạn da phổ biến được sử dụng nhiều:
- Thuốc thoa: Tretinoin 0,1 % (vitamin A) được sử dụng trong 4 – 6 tháng có thể giúp làm mờ vết rạn. Tuy nhiên sử dụng biện pháp này chỉ có thể đạt mức độ hiệu quả từ 60-70% trong quá trình điều trị rạn da.
- Thay da sinh học: Bằng cách sử dụng các loại acid có nồng độ khác nhau giúp làm mờ vết rạn da nhờ vào tác động kích thích tăng sinh collagen. Đây là biện pháp có thể làm mờ đến 80% vết rạn, tuy nhiên chỉ hiệu quả trên các vết rạn mới và không phải ai cũng có thể áp dụng biện pháp này do yêu cầu một làn da khoẻ mạnh.
- Laser: Sử dụng các tia laser để để kích thích sản sinh collagen và có hiệu quả trong việc làm mờ các vết rạn lên đến 80%. Tuy nhiên biện pháp này có thể gây xâm lấn, ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Thời gian điều trị rạn da bằng laser cũng khá lâu, trung bình từ 6 – 12 tháng cho một liệu trình.
- Lăn kim: Là phương pháp sử dụng các mũi kim nhỏ tác động lên da giúp sản sinh collagen và elastin giúp làn da được tái tạo, cải thiện vết rạn. Tuy nhiên biện pháp này đang còn trong quá trình nghiên cứu hiệu quả điều trị chỉ đạt khoảng 50%.
- Công nghệ Dermal Extra: là một trong những công nghệ trị rạn hiệu quả tại Phòng khám chuyên khoa da liễu Pasteur. Sử dụng máy DermalBooster XL tác động tạo ra các tần số vô tuyến điều khiển nhiệt không xâm lấn, kích thích sản sinh collagen & elastin, giúp lấy lại cấu trúc ban đầu của da. Ngoài ra công nghệ còn thực hiện điện di hoạt chất Bio Cell (chiết tách từ tế bào cuống rốn nhau thai Hươu và hoạt chất Titan) và đưa sâu vào trong các tế bào vùng rạn giúp thúc đẩy và kích thích collagen từ sâu dưới da, giúp chữa lành và làm đầy các vết sẹo rạn với quá trình tái tạo da mới.
Rạn da tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng rất mất thẩm mỹ. Hãy học cách phòng ngừa rạn da để tránh phải gặp tình trạng mất thẩm mỹ này nhé.