Sát chồng chương 22 | Rút kinh nghiệm
Dịu đứng từ xa quan sát Tâm chơi với con. Tâm đã có sự thay đổi rõ rệt, trở nên ốm hơn và trưởng thành hơn. Nụ cười đậm màu, làn da sạm hơn, và khuôn mặt trở nên nghiêm túc hơn, đầy kinh nghiệm hơn sau những thăng trầm của cuộc sống. Dịu cảm thấy chút tiếc nuối, nhưng cũng an tâm hơn khi nhìn thấy Tâm bây giờ mạnh mẽ và trưởng thành hơn nhiều. Có lẽ những biến cố trong cuộc hôn nhân đã giúp anh hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống. Tâm chơi với con quá say mê đến mức Dịu đứng sau cũng không thể thu hút sự chú ý của anh. Sau những ngày tự đau khổ, anh như được sống lại trong tình yêu và sự ấm áp từ mối quan hệ gia đình, điều mà đã lâu anh không cảm nhận được.
“Dịu!” Tâm đột nhiên được Dịu gọi.
Anh quay đầu phát hiện Dịu nhìn anh với ánh mắt trìu mến. Một cảm xúc lẫn lộn đang trào dâng trong lòng anh. Ánh mắt dịu dàng của Dịu vẫn giữ nguyên, không thay đổi theo thời gian.
“Anh biết sự thật về đứa bé từ lúc nào?”
Câu hỏi bất ngờ của Dịu khiến trái tim Tâm dâng trào cảm xúc nhưng rồi nhanh chóng bị dập tắt: “Từ lúc mẹ con em về nghỉ hè.” Tâm cúi mặt hổ thẹn. Nụ cười phai nhạt, ánh mắt u buồn. Anh nhìn Dịu với ánh mắt mong lời tha thứ: “Dịu! Đó là lỗi của anh! Anh không nhận ra con mình. Anh có lỗi với em và với con. Em hãy cho anh cơ hội để có thể quan hệ tốt hơn với con, được không?”
Ánh mắt của Dịu đầy khoan dung: “Em không bao giờ ngăn cản anh nhìn nhận con. Mỗi người đều có quá khứ, có nguồn gốc. Em định khi nào mọi thứ ổn định hơn thì sẽ kể cho anh nghe về con. Nhưng không ngờ mọi việc lại rơi vào tình thế này sớm thế!”
Tâm vui mừng muốn nắm lấy tay Dịu nhưng rồi lại rụt tay lại: “Cảm ơn em rất nhiều! Anh chuyển công tác lên đây rồi. Anh sẽ thường xuyên đến thăm em và con, em đồng ý không?”
Dịu gật đầu nhẹ. Hai bàn tay của Tâm lúng túng, không biết đặt vào đâu: “Anh ấy… Chồng em… anh… anh ấy không ở nhà thường xuyên phải không?”
Câu hỏi của Tâm làm Dịu ngạc nhiên. Cô cúi đầu, mỉm cười nhẹ và nói: “Thôi! Chuyện của em để sau đi. Bây giờ anh kể chuyện của anh đi! Anh sống ổn chứ?”
Tâm tránh ánh mắt của Dịu nhìn sang bên: “Ừm… Ừm! Cũng được!”
Dịu hiểu rằng Tâm ít khi nói dối. Lần nào anh nói dối đều không dám nhìn vào mắt cô hoặc tránh né. Tâm nói dối cùng Dịu có nghĩa là anh còn có điều gì đó khó nói. Dịu không muốn đào sâu hơn.
“Bây giờ quá muộn rồi. Anh về nhà trước khi tối!”
Dịu chuyển sang chủ đề khác để làm dịu đi sự bối rối của Tâm. Anh nhìn đồng hồ, đã sáu rưỡi tối. Trời vẫn còn sáng.
“Ừm!” Tâm hơi tiếc nuối và chần chừ rời đi.
Dịu đưa thằng Đức lại gần Tâm và nói: “Chào bố đi con!”
Thằng bé vẫy tay: “Tạm biệt ba ba!” Tâm lại đến, ôm nó và ôm lấy: “Ba về nhé con trai! Ngày mai ba lại đến chơi với con!”
Thằng bé được Tâm mua đồ chơi và cùng chơi từ chiều nên giờ nó không còn lạ với Tâm nữa. Nó vui vẻ gật đầu và cười toe toét: “Vân!”
Tiếng nói của nó, mặc dù ngọng nghịu, nhưng lại làm ấm lòng Tâm. Anh chỉ ước rằng, nếu có thể, anh muốn ở lại ít nhất một đêm ở đây. Chỉ một đêm để có thể ôm nó khi ngủ, cảm nhận mùi thơm dễ thương của trẻ con và thấy người phụ nữ mà anh yêu thương nằm bên cạnh, không chỉ trong giấc mơ nữa.
Trong những ngày gần Tết, mọi người đều bận rộn với việc sắm sửa và trang hoàng nhà cửa. Hôm nay là ngày 22 tháng Chạp âm lịch, sáng mai là ngày 23 Tết khi ông Công ông Táo mẹ con Dịu được nghỉ. Thảo đã mua sắm đủ thứ cần thiết và nhà cửa cũng đã được lau chùi sạch sẽ từ đầu tháng Chạp. Bà Hiền, sau một tuần chăm chỉ, đã mua đủ đồ ăn và thức uống để tích trữ trong nhà.
Chiều nay, khi bà Hiền đi chợ mua đồ cúng ông Công ông Táo, bà gặp bà Hoạt cũng đang đi mua đồ. Khi thấy bà Hiền, bà Hoạt đứng ngơ ra một lúc. Con Nga nhanh chóng chào: “Cháu chào bác ạ!”
Bà Hiền gật đầu chào lại. Bà Hoạt nhìn qua bà Hiền một cái rồi không nói gì, cúi mặt có vẻ xấu hổ, sau đó nắm tay con Nga và lủi đi. Bà Hiền theo dõi bằng ánh mắt một lúc rồi cũng rời khỏi chỗ. Bà Hiền biết trước rằng bà Hoạt từng ốm nằm liệt vài tháng, nhưng không ngờ bà ta lại giảm cân nhanh chóng đến vậy. Thân hình gầy guộc, da nhăn nheo, tóc bạc nửa đầu, dáng đi không còn ục ịch như trước nhưng cũng không hẳn là yếu đuối. Hai bà cùng tuổi nhưng bà Hoạt trông già hơn rất nhiều. Trước đây, bà Hoạt thường trông trẻ trung hơn vì có thân hình mũm mĩm, da căng mịn. Không ngờ chỉ vài tháng mà con người có thể thay đổi nhanh chóng như vậy. Bà Hoạt trước đây đi chợ luôn tự tin, nhưng bây giờ cứ nép nép như vậy. Hơn nữa, thậm chí con Nga cũng thay đổi thái độ với bà Hiền, trở nên lễ phép và thân thiện hơn. Bà Hiền cũng nghe nói về câu chuyện của Kim và Tâm. Có lẽ, liệu có điều gì đó trong chuyện đó khiến gia đình bà Hoạt thay đổi thái độ? Hay họ đã biết điều gì đó về Dịu? Bà Hiền suy nghĩ một lúc rồi nhanh chóng rời khỏi nhà xe, lấy xe đạp và về nhà.
Bà Hoạt kéo tay con Nga và đi. Thỉnh thoảng quay lại để chắc chắn không thấy bóng dáng bà Hiền nữa mới tiếp tục bước.
“Mẹ! Mẹ làm gì mà sợ sệt thế? Mẹ có ngại gặp bác ấy à? Có chuyện gì đâu mà mẹ sợ. Giờ này mình phải làm thân dần đi, sau này mới có hy vọng người ta nhận cháu. Mẹ đừng làm như thế, chẳng làm sao mặt mũi nhìn nhau được đâu!” Con Nga thấy mẹ bắt đột ngột nó đi nên không vui, liền lên tiếng.
“Thôi! Chuyện sau này thì sau. Bây giờ mày còn mặt mũi nào để nhìn mày ta!”
“Bác ấy cũng chẳng ăn thịt mẹ đâu mà mẹ sợ vậy?”
“Mày còn nhỏ, chẳng biết gì!”
“Mẹ lại như vậy nữa rồi! Con đã mười tám tuổi, đã trưởng thành rồi mà mẹ cứ thường xuyên nói con như một đứa trẻ.”
“Cái tuổi không quyết định được tất cả, con ạ. Mẹ có đầu óc già đâu mà mẹ phải ngu thế này.” Sau khi nói xong, người mẹ nhận ra mình đã lỡ lời, liền hối hận: “Mau đi chỗ bán trái cây để mẹ mua chuối chiều đi đền thắp hương.”
Con Nga phụng phịu nâng cái túi toàn đồ mà hai mẹ con mới mua sáng nay. Mặc dù vậy, vẫn chưa đủ. Túi đồ chỉ toàn là bánh trái và hương hoa để cúng.
Dạo gần đây, Nga thường xuyên đưa mẹ lên ngôi đền gần nhà để cúng kiếng. Ít nhất hai lần mỗi tháng, vào mùng một và mười lăm, cả hai phải đi đền hoặc chùa. Có những ngày con bận học, ông Hoạt sẽ chở bà Hoạt bằng xe đạp, một chút vất vả nhưng cũng may là ngôi đền chỉ cách nhà vài cây số.
Lần bị Kim vạch mặt về chuyện cúng kiếng, bà Hoạt sốc nặng và bị liệt giường. Không ăn uống, bà phải nhập viện để truyền nước. Bạn bè và người thân đến thăm, nghe đồn bà Hoạt bệnh do xót cháu mất sớm nên đã đặt tên và gửi lên đền cầu siêu. Cho rằng điều này sẽ giúp tránh khỏi tai ương và đồng thời mang lại điều lợi cho tương lai của cháu. Không biết có phải sự thật như vậy hay không, nhưng từ khi bà Hoạt thực hiện theo cách được mách bảo, tình hình sức khỏe bà đã cải thiện đáng kể. Bà không còn liệt giường nữa, có thể đứng dậy và di chuyển, thậm chí còn linh hoạt hơn khi đi cúng kiếng và thăm các đền miếu trong huyện. Mọi người thấy hiệu quả nên bà cũng không để ý đến những lời phê phán ban đầu của Kim.
Bận rộn với công việc cúng kiếng, bà Hoạt đi lại nhiều. Thỉnh thoảng, bà còn mời bạn bè và những người thân trong hội về nhà chơi. Kim biết về điều này, liền la mắng mẹ chồng: “Mẹ làm gì thì làm, đừng để làm ảnh hưởng đến danh tiếng của con. Nếu có chuyện gì xảy ra, con sẽ không có phúc đâu. Đừng tin vào những thứ mê tín đó nữa. Hãy sống lành mạnh, không cần đến việc cầu siêu bằng cách này!”
Bà Hoạt nghe vậy, dù xấu hổ nhưng không dám nói gì và chỉ nói nhỏ: “Mẹ chỉ đi cúng kiếng để thanh thản tâm lý chứ không có ý gì khác. Con đừng lo.”
Kim thấy có nhiều người xung quanh nên cũng không muốn cãi lời với mẹ chồng.
Khi Kim bước vào phòng riêng, những người bạn của bà Hoạt đặt câu hỏi: “Nói thật đi bà. Tôi cũng nghe nói con dâu bà khó tính lắm. Hôm nay mới gặp mà không ngờ nó kiểu cắt cổ hơn cả lời đồn. Bà còn chịu được à?”
Một bà trong hội nghe xong thì cảm thông lắm và nói: “Có khi nào thằng bé mất oan, nó không chịu siêu thoát quay lại hành mẹ nó không nhờ? Tôi nghe nói có nhiều trường hợp như vậy lắm! Phải năng kêu cầu cho nó đi đầu thai chuyển kiếp thì nhà cửa mới yên được.”
“Ừ! Cũng phải đấy bà ạ.” Một bà khác gật gù: “Tôi biết có bà thầy hay lắm. Hay bữa nào tôi dẫn bà đi đến chỗ bà ấy “kêu” nó lên hỏi nó coi nó cần gì. Mình làm theo yêu cầu của nó rồi dỗ nó đi đầu thai chuyển kiếp đi thì nhà mới yên được.”
Bà Hoạt nghe đến đây thì tỏ ra đồng tình lắm: “Nói thật với các bà. Từ ngày thằng bé mất. Nhà tôi cứ đảo lộn hết cả lên. Hết chuyện này đến chuyện kia. Vợ chồng nó thì suốt ngày lục đục. Chồng đây vợ đó. Tôi thì ốm đau triền miên. May mà từ lúc đưa được nó lên chùa mới đỡ một tí.”
“Đấy tôi đã nói rồi mà. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Để hôm nào rảnh, tôi dẫn bà đi.”
“Vâng !Trăm sự nhờ các bà. May mà có người đưa đường dẫn lối cho. Nếu không chắc tôi cũng không biết làm cách nào nữa!” Bà Hoạt xúc động nói.
“Được rồi! Vậy chúng tôi về đây! Hôm nào rảnh tôi lại!”
Một bà vừa nói vừa nhìn vào cửa phòng Kim. Cửa vẫn đóng im ỉm. Dường như họ cũng không muốn ở đây lâu. Vì sự có mặt của Kim khiến câu chuyện của họ không được thoải mái nữa.
Ba ngày sau thì bà Hoạt đi theo hai bà bạn đi sang huyện bên. Đi từ sáng đến tối mịt mới về. Ngày hôm sau bà lại giục con Nga chở lên thị trấn vào một cửa hàng vãng mã to nhất huyện mua rất nhiều đồ cho con nít. Toàn bằng hàng mã. Đến chiều thì có một người đàn bà trạc năm mươi tuổi đi xe máy đến nhà bà Hoạt. Thái độ bà Hoạt rất cung kính ra từ ngõ rước vào. Đây là bà thầy mà bà Hoạt đã đi xem và mời về nhà làm lễ. Thầy phán phải thỉnh “thằng bé” về nhà thờ cúng cho đàng hoàng, để nó không bị đói khát thì nó mới phù hộ cho gia đình. Bà Hoạt đã chuẩn bị đủ thứ như thầy dặn. Mua bàn thờ gỗ về thuê người đóng ngay trưa hôm nay vì là ngày đẹp. Các đồ vật cũng đã sẵn sàng chỉ còn mời thầy về làm lễ.
Ông Hoạt có vẻ như không đồng tình lắm nhưng không dám cãi lời vợ, đành im ỉm mắt nhắm mắt mở nghe vợ sai vặt mua cái này, lấy cái nọ cho bà. Bà thầy đặt lễ lên bàn thờ rồi làm lễ.
Cái bàn thờ khá nhỏ được đóng bên trên nóc tủ đứng được che bởi một tấm rèm nhỏ màu đỏ. Sáng nào bà Hoạt cũng bắc ghế thắp hương rồi lầm rầm khấn vái. Kim thỉnh thoảng về nhà mà toàn là về vào buổi tối. Với lại cô ít khi ngồi nói chuyện với cả nhà ngoài phòng khách mà chỉ chui vào phòng mình nếu không có việc cần thiết nên không để ý lắm.
Mọi việc diễn ra suôn sẻ, tinh thần bà Hoạt cũng thoải mái hơn hẳn. Bà Hoạt tin rằng, “đứa trẻ” được cúng kiếng đầy đủ sẽ phù hộ cho con dâu bà mau có thai, nhà bà sẽ lại có thêm đứa cháu cho vui cửa vui nhà. Chứ bây giờ bà thật sự thèm khát có một đứa con nít trong nhà, thèm thấy có người nối dõi dòng giống nhà này. Càng có tuổi bà càng khao khát nhìn thấy con thấy cháu gia đình đề huề con cái sum vầy bên nhau.