Sự thật về công nghệ hút mỡ trên thị trường hiện nay
Mục lục tin tức
- 1. Hút mỡ giảm béo dưới góc nhìn của chuyên gia thẩm mỹ
- 2. Kỹ thuật gây mê trong quá trình hút mỡ
- 3. Thực hiện hút mỡ có nên nằm viện
- 4. Cơ chế thực hiện giảm mỡ bằng công nghệ hút mỡ
- 5. Quy trình thực hiện phẫu thuật hút mỡ bụng
- 6. Dấu hiệu thường gặp sau phẫu thuật hút mỡ
- 7. Những rủi ro có thể xảy ra khi hút mỡ
- 8. 4 kỹ thuật hút mỡ hiện đại đang được sử dụng phổ biến
- 9. Có nên hút mỡ bụng hay không?
- 10. Mefaloss – Giảm mỡ không hút mỡ
Mạng xã hội tràn lan các mẫu quảng cáo về phương pháp “Hút mỡ không đau”, đơn giản, nhanh chóng, không biến chứng. Hút mỡ cho hiệu quả nhanh, tuy nhiên nó được xem là một cuộc đại phẫu, sử dụng dao kéo và thuốc gây mê, có thể gặp nhiều biến chứng nếu chọn sai địa chỉ thực hiện.
Tóm tắt bài viết
- 1. Hút mỡ giảm béo dưới góc nhìn của chuyên gia thẩm mỹ
- 2. Kỹ thuật gây mê trong quá trình hút mỡ
- 3. Thực hiện hút mỡ có nên nằm viện
- 4. Cơ chế thực hiện giảm mỡ bằng công nghệ hút mỡ
- 5. Quy trình thực hiện phẫu thuật hút mỡ bụng
- 6. Dấu hiệu thường gặp sau phẫu thuật hút mỡ
- 7. Những rủi ro có thể xảy ra khi hút mỡ
- 8. 4 kỹ thuật hút mỡ hiện đại đang được sử dụng phổ biến
- 9. Có nên hút mỡ bụng hay không?
- 10. Mefaloss – Giảm mỡ không hút mỡ
1. Hút mỡ giảm béo dưới góc nhìn của chuyên gia thẩm mỹ
Các chuyên gia thẩm mỹ khẳng định hút mỡ không phải là một phương pháp giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng, đây là một ca phẫu thuật giúp loại bỏ tận gốc mỡ thừa ở một số vùng trên cơ thể.
Nguyên tắc của việc hút mỡ là lấy bớt mỡ thừa bằng các ống thông dò đầu tròn, không gây tổn thương qua những đường rạch rất nhỏ trên da. Các ống thông dò này được kết nối với một hệ thống hút chân không để hút các tế bào mỡ ra một cách an toàn và vô trùng.
Hút mỡ là một thủ thuật can thiệp phẫu thuật và phải được bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giỏi, có tay nghề, được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật hút mỡ, thực hiện trong môi trường phẫu thuật an toàn.
2. Kỹ thuật gây mê trong quá trình hút mỡ
Tùy theo lượng mỡ và vùng mỡ cần hút mà áp dụng gây tê tại chỗ kết hợp với thuốc an thần tiêm tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân. Có thể áp dụng gây tê vùng (ví như gây tê ngoài màng cứng trong một số trường hợp).
Kỹ thuật gây mê thích hợp sẽ được bác sĩ quyết định sau khi trao đổi với bệnh nhân và bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê.
3. Thực hiện hút mỡ có nên nằm viện
Hút mỡ là một phẫu thuật cho nên bắt buộc bệnh nhân phải nằm viện sau khi thực hiện thủ thuật xong. Thời gian nằm viện tùy thuộc vào lượng mỡ được hút ra, thời gian lưu viện có thể ngắn vài với những thủ thuật hút mỡ nhỏ bằng gây tê tại chỗ hoặc nằm viện từ 1 – 2 ngày đối với những vùng hút mỡ rộng hơn hoặc gây mê toàn thân.
4. Cơ chế thực hiện giảm mỡ bằng công nghệ hút mỡ
Theo Tiến sĩ – bác sĩ Phạm Thị Việt Dung, giảng viên Bộ môn Phẫu thuật tạo hình (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết: Với một ca phẫu thuật hút mỡ, khách hàng thường được chỉ định gây mê, còn gây tê chỉ áp dụng với vùng hút khối lượng mỡ nhỏ. “Quy trình với phẫu thuật hút mỡ đó là bệnh nhân phải được xét nghiệm đầy đủ xem cơ thể có đủ sức khỏe để thực hiện cuộc phẫu thuật này hay không. Dưới gây mê nội khí quản bệnh nhân sẽ được đưa một ống hút vào lớp mỡ dưới da và với tác động của nhiệt hay cơ học sẽ đánh tan khối mỡ sau đó hạt mỡ được hút ra ngoài nhờ ống hút chân không.
Bác sĩ sẽ tiến hành rạch đường rạch đều rất nhỏ từ 3-4 milimet và không liên tục, được dấu dưới các nếp gấp tự nhiên. Các tế bào mỡ ở các lớp mỡ sâu và bề mặt sẽ được hút ra qua những ống thông nhẵn được luồn qua những lớp mô dưới da và được theo dõi để tránh vào dây thần kinh và mạch máu.
Lượng mỡ hút ra thường phù hợp với lượng da phủ bên ngoài để đảm bảo hiệu quả hút mỡ. Sau khi hút mỡ xong bệnh nhân sẽ được băng bó bằng một băng thun ép và mặc quần áo có độ đàn hồi để không gây ảnh hưởng đến vết thương vùng hút mỡ. Thời gian trung bình cho 1 ca hút mỡ từ 1-3 tiếng đồng hồ.
5. Quy trình thực hiện phẫu thuật hút mỡ bụng
– Bước 1: Bác sĩ đánh dấu các vòng tròn, đường kẻ trên vùng bụng để xác định vị trí mô mỡ ở vùng bụng.
– Bước 2: Thực hiện gây mê hoặc gây tê.
– Bước 3: Tiến hành hút mỡ bụng. Bác sĩ rạch một vết nhỏ ở vùng bụng, sau đó đưa đầu hút được nối thông với máy chân không để tiến hành hút mỡ bụng ra ngoài.
– Bước 4: Làm gọn vùng da bụng sau hút. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt các đoạn da thừa, thực hiện tạo hình thành bụng giúp bụng thon gọn và căng mịn hơn.
– Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nằm viện hoặc không tùy thuộc phương pháp hút mỡ được chọn và tình trạng sức khỏe sau hút mỡ của bệnh nhân.
6. Dấu hiệu thường gặp sau phẫu thuật hút mỡ
Sau hút mỡ thời gian phục hồi của bệnh nhân tương ứng với lượng mỡ được hút ra, những vùng được hút mỡ sẽ sưng và bầm tím. Mỗi bệnh nhân có những ngưỡng chịu đau khác nhau, trong những ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi và hơi đau tức.
Thời gian phục hồi sớm nhất của bệnh nhân hút mỡ là sau 3-6 ngày với những ca hút mỡ nhỏ, vết bầm tím thường tan sau 10-20 ngày. Trong thời gian phục hồi sau hậu phẫu bệnh nhân nên mặc quần áo có độ đàn hồi trong 2-4 tuần. Kết quả hút mỡ chỉ thấy được sau 3 tuần khi hết phù, da sẽ rút lại hoàn toàn sau 3 đến 6 tháng theo đường nét mới và cân đối.
Mục đích của phẫu thuật hút mỡ trong y khoa là nhằm cải thiện chứ không nhằm hướng đến một sự hoàn hảo nào như trong thẩm mỹ.
7. Những rủi ro có thể xảy ra khi hút mỡ
Dù nặng hay nhẹ hút mỡ sẽ tiềm ẩn những rủi ro liên quan về mặt y khoa. Rủi ro này liên quan đến hai giai đoạn chính là gây mê và phẫu thuật.
Những biến chứng rủi ro cụ thể có thể xuất hiện trong và sau quá trình hút mỡ đó là:
– Huyết khối lõm: Nghĩa là cục máu nghẽn ở tĩnh mạch chân, tắc nghẽn phổi là biến chứng nặng nhất khi hút mỡ. Nguy cơ xảy ra biến chứng này cao rất cao nếu khách hàng đã từng gặp biến chứng này trước đây.
– Rối loạn đông máu/tụ máu: Nếu bệnh nhân có biểu hiện rối loạn đông máu thì khả năng cầm máu sẽ khó. Bệnh nhân có thể gặp vấn đề khi tụ máu hoặc tràn bạch huyết sau phẫu thuật nếu ca phẫu thuật không được thực hiện đúng kỹ thuật.
– Nhiễm trùng/hoại tử da: Nhiễm trùng, hoại tử da là những biến chứng có thể gặp sau hút mỡ khi vết thương không được xử lý sạch hoặc đúng kỹ thuật.
– Sốc phản vệ do phản ứng với thuốc tê, thuốc gây mê.
– Thuyên tắc mạch phổi do mỡ, thủng màng phổi do sai sót thao tác khi bơm mỡ nâng cơ.
8. 4 kỹ thuật hút mỡ hiện đại đang được sử dụng phổ biến
– Kỹ thuật Tumescent liposuction: Đây là kỹ thuật hút mỡ được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Khi thực hiện bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch vô trùng vào khu vực được xử lý để loại bỏ chất béo, tránh đau và làm co lại các mạch máu. Hỗn hợp này làm cho vùng can thiệp sưng lên và cứng lại. Sau đó bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ trên da chèn vào một ống thông. Ống thông nối với chân không để hút mỡ và chất lỏng ra khỏi cơ thể.
– Hút mỡ bằng sóng siêu âm: Khi thực hiện bác sĩ sẽ chèn một thanh kim loại để phát năng lượng siêu âm dưới da, năng lượng siêu âm có thể phá vỡ thành tế bào chất béo và hóa lỏng các tế bào mỡ, giúp loại bỏ mỡ dễ dàng hơn.
– Hút mỡ bằng laser: Đây là kỹ thuật sử dụng ánh sáng laser cường độ cao để hóa lỏng chất béo, giúp loại bỏ chất béo dễ dàng hơn, sau đó chất béo được lấy ra khỏi cơ thể thông qua ống thông.
– Hút mỡ bằng lực: Với kỹ thuật này bác sĩ sẽ thực hiện di chuyển một ống thông qua lại với tốc độ cao. Sự rung động giúp bác sĩ dễ dàng hút ra chất béo. Phương pháp này có thể ít gây đau và sưng, loại bỏ chất béo với độ chính xác cao, đặc biệt ở những vùng diện tích nhỏ như cánh tay, đầu gối, mắt cá chân.
9. Có nên hút mỡ bụng hay không?
Hút mỡ thường được chỉ định cho người có vòng bụng lớn, béo phí có nhiều mỡ thừa. Với những trường hợp dèm theo thừa da thì sau khi hút mỡ cần phải phẫu thuật tạo hình để cắt bỏ da thừa, do đó trước khi phẫu thuật người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe tổng thể, đặc biệt là chức năng gan, thận, tim, phổi và xét nghiệm máu.
Lượng mỡ hút ra phải tùy theo nhu cầu của người bệnh nhưng đảm bảo không quá 4% khối lượng cơ thể. Nếu hút mỡ quá nhiều cơ thể sẽ mất dịch, gây choáng sốc phản vệ.
Hút mỡ có thể gây nhiều hệ lụy về sức khỏe, mỡ thừa được hút ra nhưng vẫn còn trong mạch máu, quanh tim và thận,… Bên cạnh đó trọng lượng mà cơ thể mất đi sau hút mỡ không hoàn toàn là mỡ mà còn chứa cả nước và dịch.
Theo các chuyên gia khuyến cáo thì những người trên 40 tuổi, người không sinh đẻ nữa có thể thực hiện hút mỡ bụng nhưng chỉ làm ở địa chỉ uy tín. Những người mắc bệnh lý tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu hoặc nghiện thuốc lá tuyệt đối không được phẫu thuật.
Hút mỡ là phẫu thuật lớn có thể gặp biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, để lại sẹo cho nên các bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện. Thay vì hút mỡ hiện nay có nhiều phương pháp giảm mỡ an toàn được các chuyên gia khuyến cáo, các bạn nên sử dụng để đảm bảo hiệu quả và tránh biến chứng.
Xem thêm: Hút Mỡ Bụng Có An Toàn Không? Có Nên Hút Mỡ Bụng
10. Mefaloss – Giảm mỡ không hút mỡ
Mefaloss là công nghệ siêu hủy mỡ chuẩn y khoa, đây là bước đột phá mới trong ngành thẩm mỹ giảm béo, giúp loại bỏ mỡ thừa hiệu quả và an toàn.
Không phẫu thuật như hút mỡ, Mefaloss sử dụng siêu sợi Vaser được thiết kế đặc biệt với thành phần chiết xuất từ nấm linh chi, các hoạt chất nano tinh chế theo công nghệ cao. Siêu sợi Vaser tác động vào 3 lớp mỡ trong cơ thể, kích thích phân giải các tế bào mỡ, loại bỏ chất béo đến tận lớp biểu mô. Sau đó các siêu sợi Vaser tiết ra hoạt chất để hóa lỏng mỡ và đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên qua tuyến mồ hôi và hệ bài tiết.
Ngoài giảm mỡ Mefaloss còn giúp siết chặt các lớp cơ, tăng cường liên kết các mô da để không xuất hiện tình trạng da chùng nhão, chảy xệ như khi thực hiện các phương pháp giảm béo thông thường. Kết thúc liệu trình, khách hàng có thể giảm từ 18-20cm. Khách hàng có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường sau điều trị.
Hút mỡ hay hủy mỡ an toàn với Mefaloss? Bạn chọn phương pháp nào hãy liên hệ ngay với phòng khám Pasteur để nhận lịch thăm khám từ chuyên gia.