Làn da của phụ nữ thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ, làm xuất hiện các vết nứt quanh bụng, hông hay đùi. Tuy nhiên, nếu biết cách thì mẹ bầu có thể ngăn chặn hay ít nhất là làm giảm tình trạng rạn da từ những ngày đầu mang thai. Bài viết cũng sẽ trả lời câu hỏi: “Tại sao nhiều người mang thai không bị rạn da”.
Tóm tắt bài viết
1. Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?
2. Nguyên nhân nào gây rạn da khi mang thai?
Không phải mẹ bầu nào trong giai đoạn mang thai cũng gặp phải tình trạng rạn da. Vì nguyên nhân của tình trạng này là do Collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ. Với mẹ bầu tuổi càng cao thì mức độ rạn da càng lớn, nên tuổi tác được xem là một trong những nguyên nhân làm tăng hiện tượng rạn da khi mang bầu. Ở những mẹ bầu mang đa thai cũng có thể là nguyên nhân gây rạn da do bụng to hơn, da phải giãn ra nhiều hơn để tạo không gian thoải mái cho em bé nằm trong bụng mẹ. Ngoài ra, cũng có một số lí do khác khiến mẹ bầu bị rạn da khi mang thai:
Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ, tuyến nội tiết trong cơ thể người mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Đến lúc đó, thai nhi và nhau thai trong bụng mẹ sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone và hormone estrogen để kích thích quá trình hình thành các phân tử tiền hắc tố melanin làm tăng sắc tố da. Cũng chính vì lý do đó mà các vết rạn da của mẹ bầu bắt đầu sẫm màu. Ở một số mẹ còn xuất hiện các vết thâm nám.
Do mẹ bầu tăng cân quá nhanh
Cấu tạo của da gồm 3 lớp: lớp biểu bì ở ngoài cùng, ở giữa là lớp bì và hạ bì nằm trong cùng. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể của mẹ thường tăng nhanh chóng khiến cho da bị kéo giãn trong thời gian dài và mất đi khả năng đàn hồi. Để hạn chế tình trạng rạn da thì mẹ hãy cố kiểm soát cân nặng khi mang thai ở mức độ vừa phải, nên tăng khoảng từ 7-15kg trong suốt thai kỳ.
Do cơ địa
Phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu mà thời gian xuất hiện và mức độ của các vết rạn da sẽ khác nhau, ở những người có cấu trúc da bền vững thì rạn sẽ ít gặp hơn. Ngoài ra, tình trạng rạn da cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền.
3. Đối tượng nào không bị rạn da khi mang thai?
Nên trong thời gian mang thai, các mẹ không nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ mà chăm sóc làn da tốt, cung cấp đủ dưỡng chất cho da thì khi mang thai không bị rạn da.
4. Làm gì để ngăn ngừa rạn da khi mang thai?
-
Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho da: điều này sẽ giúp cải thiện tính đàn hồi, ngăn chặn các vết rạn da khi mang bầu. Các thực phẩm được nhắc tới nhiều như: dâu tây, việt quất, cải bó xôi, thực phẩm giàu vitamin E, vitamin A, món ăn giàu omega-3, omega-6…
- Uống nhiều nước: giúp cơ thể giải độc và giữ các tế bào da được mềm và ẩm hơn giúp da khỏe đẹp và các vết rạn da cũng nhanh chóng biến mất sau thời gian sinh nở.
- Tập luyện thường xuyên: trong thời gian thai kỳ để giữ độ đàn hồi của da. Ngoài ra, tập luyện đều đặn sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tuần hoàn máu và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Nhưng mẹ chỉ nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai không tốn quá nhiều sức.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý: việc kiểm soát cân nặng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng rạn da hoặc giảm nhẹ những tổn thương đứt gãy collegen & elastin gây rạn.
- Cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da: mẹ bầu nên chú ý lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp và có tính dịu nhẹ như sữa tắm, dầu gội hay các loại kem dưỡng da trong suốt thai kỳ.
- Nên dùng kem chống nắng: khi ra ngoài đường, đặc biệt là vùng mặt, ngực và bụng hay những nơi dễ bị rạn.
Hội tụ đội ngũ y bác sĩ và các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam, nhiều năm kinh nghiệm điều trị các bệnh về da. Phòng khám chuyên khoa da liễu Pasteur luôn chú trọng việc đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.