Viêm da dị ứng là bệnh lý phổ biến chiếm 50% bệnh về da. Vậy viêm da dị ứng là gì? Nguyên nhân và biểu hiện? Điều trị viêm da dị ứng như thế nào? Hãy cùng phòng khám Vinashin tìm hiểu ngay dưới bài viết này.
Tóm tắt bài viết
1. Viêm da dị ứng là gì?
Viêm da là bệnh da liễu mạn tính, có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian. Viêm da dị ứng làm cho da mẩn đỏ, ngứa, khô và tróc vảy; mảng da khô do bị dị ứng da thường xuất hiện nhiều ở vùng đầu, trán, mặt.
Viêm da dị ứng gây ngứa nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày, cần tìm đến bác sĩ và điều trị sớm để cải thiện triệu chứng, giảm cảm giác ngứa rát khó chịu do bệnh gây ra.
2. Các loại viêm da dị ứng thường gặp
Mỗi bệnh viêm da có xu hướng xảy ra ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể, bệnh viêm da dị ứng được chia thành:
2.1 Viêm da cơ địa:
Viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm (Eczema). Bệnh này xuất hiện nhiều ở trẻ em với các vết mẩn đỏ, ngứa ở vùng da tại các vị trí hay co duỗi như bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và phía trước cổ.
2.2 Viêm da tiếp xúc:
Bệnh nhân có dấu hiệu phát ban trên các vùng cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng da hoặc gây ra phản ứng dị ứng như thuốc độc, xà phòng, một số loại tinh dầu. Các vết phát ban da đỏ có thể nóng, có nọc hoặc ngứa hay phồng to lên.
2.3 Viêm da tiết bã:
Viêm da tiết bã gây ra những mảng vảy cứng, da đỏ và khiến da đầu có gàu. Viêm da tiết bã thường xuất hiện ở các vùng da dầu trên cơ thể như vùng ngực và lưng.
3. Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứng
Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em và người lớn có thể có nhiều biểu hiện khác nhau. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm da dị ứng bao gồm:
– Ngứa là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, có thể nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm. Ngứa cực độ ở da khiến người bệnh gãi, từ đó làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn.
– Các mảng màu đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, khuỷu tay và đầu gối, mặt và da đầu ở trẻ sơ sinh.
– Mụn nước có thể rò rỉ dịch vàng khi bị trầy xước
– Da khô có thể đỏng vảy.
– Da dày, nứt nẻ, bong vảy.
– Da nhạy cảm, có thể sưng nề.
4. Dấu hiệu viêm da dị ứng ở trẻ em và người lớn
4.1 Trẻ em:
+ Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng viêm da dị ứng thường xuất hiện sớm, vào khoảng từ 2-3 tháng tuổi.
– Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ khoảng 6 đến 12 tuần tuổi.
– Đầu tiên có thể xuất hiện quanh má và cằm dưới dạng phát ban trên khuôn mặt loang lổ, có thể tiến triển thành đỏ, bong vảy, chảy nước ở da.
– Da của bé có thể bị nhiễm trùng.
– Khi trẻ sơ sinh trở nên linh hoạt hơn và bắt đầu bò, các khu vực tiếp xúc như đầu gối và khuỷu tay cũng có thể bị ảnh hưởng.
– Một trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng có thể bồn chồn và khó chịu vì ngứa.
– Tình trạng sẽ được cải thiện khi trẻ được 18 tháng tuổi, mặc dù bệnh có thể vẫn tái phát nhưng thường nhẹ hơn.
– Phát ban có xu hướng xảy ra phía sau đầu gối và bên trong khuỷu tay, hai bên cổ và trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay.
– Thông thường, phát ban bắt đầu với các vết sẩn trở nên cứng và có vảy khi bị trầy xước.
– Vùng da quanh môi có thể bị viêm, có các vết nứt nhỏ, và gây đau đớn.
– Sau viêm da, có thể có tình trạng tăng hoặc giảm sắc tố da (da vùng viêm trở nên sậm màu hoặc sáng màu hơn các vùng khác).
4.2 Người lớn:
Viêm da dị ứng ở người lớn có thể xuất hiện trên cả cơ thể, làm da khô và tróc vảy. Người bệnh sẽ cảm thấy càng ngày càng ngứa, cơn ngứa sẽ diễn tiến tiếp tục mà không hề thuyên giảm.
– Viêm da cơ địa dị ứng ở người lớn tương tự như ở trẻ em;
– Ở một số người trưởng thành, chỉ có bàn tay hoặc bàn chân có thể bị ảnh hưởng và da trở nên khô, ngứa, đỏ và nứt.
– Giấc ngủ và hiệu suất làm việc có thể bị ảnh hưởng. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều trị tình trạng này có thể gây ra các biến chứng.
– Người lớn bị các bệnh cơ địa như viêm mũi dị ứng, mày đay, hen.. cũng có khuynh hướng bị viêm da cơ địa dị ứng, đặc biệt nếu họ làm nghề liên quan đến tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa…thường xuyên.
– Một số trường hợp xuất hiện ban xung quanh núm vú đặc biệt ở phụ nữ cho con bú.
5. Dấu hiệu viêm da dị ứng cần đi khám bác sĩ ngay
Viêm da dị ứng có thể điều trị và theo dõi tại nhà, tuy nhiên nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
– Mất ngủ hoặc tình trạng viêm ngứa ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân.
– Da bị nhiễm trùng xuất hiện vệt đỏ, mủ hay vảy vàng.
– Xuất hiện mệt mỏi, sốt.
Viêm da dị ứng nếu không chăm sóc và điều trị thì ngoài việc đem đến sự khó chịu còn ảnh hưởng tính thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp. Nên có sự tư vấn, thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ da liễu để điều trị dứt điểm.
6. Chẩn đoán và điều trị viêm da dị ứng
Chẩn đoán:
Bác sĩ da liễu sẽ thăm khám và quan sát trên da, có thể kiểm tra xem da bạn có đau khi chạm vào không hoặc kiểm tra bằng mắt xem có tổn thương hay không. Xét nghiệm thường không giúp xác định bệnh, chỉ xét nghiệm để loại trừ tình trạng nhiễm trùng da.
Điều trị:
– Điều trị viêm da cần phối hợp giữa việc dùng thuốc, chăm sóc da và thay đổi lối sống.
+ Thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng gồm có kem giảm ngứa, chống viêm và bảo vệ da. Những thuốc bôi này có chứa corticoid, tacrolimus, pimecrolimus và thuốc mỡ kháng sinh.
+ Đối với những trường hợp nặng hơn bác sĩ có thể kê thuốc uống giảm ngứa, corticoid đường u ống hay đường tiêm để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm gồm prednisone, diphenhydramine, cetirizine và hydroxizine.
– Những phương pháp điều trị viêm da dị ứng khác gồm có:
+ Gạc ướt: Che các khu vực bị nhiễm trùng.
+ Sử dụng chất làm mềm da dưỡng ẩm hàng ngày cho vùng da khô.
+ Bôi corticoid để giảm sưng tấy, đỏ và ngứa trong quá trình bệnh.
+ Liệu pháp ánh sáng hay chiếu đèn sử dụng tia cực tím A nhân tạo hay B để điều trị bệnh dị ứng da.
7. Chế độ chăm sóc viêm da dị ứng
– Tránh tiếp xúc yếu tố khởi phát: Nên hạn chế những thứ dễ gây dị ứng mà bạn biết như thức ăn hay chất tẩy rửa, xà phòng.
– Giữ ẩm cho da: Nên dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần 1 ngày, nên dùng kem dưỡng sau lúc tắm xong để bảo vệ độ ẩm cho da.
– Tránh trầy xước: Tuyệt đối không cào gãi, khiến da ngày càng tồi tệ. Nếu tình trạng ngứa nặng thì nên bôi chất chống ngứa để hạn chế việc gãi.
– Tắm bằng nước ấm: Nên tắm nước ấm, không tắm nước lạnh và nước quá nóng để đảm bảo da không bị đau rát, mất độ ẩm.
Chắc chắn những thông tin về bệnh viêm da dị ứng và điều trị viêm da dị ứng trên đây đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức mới mẻ để chăm sóc bản thân tốt hơn. Nên có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ nếu tình trạng viêm da ngày càng nặng.