Trị sẹo rỗ có đau không? Cách giảm đau, sưng sau khi trị sẹo lõm
Trị sẹo rỗ có đau không nhiều phái đẹp, phái mạnh thắc mắc bởi lo sợ gặp rủi ro, biến chứng. Theo chuyên gia Da liễu, trị sẹo rỗ đau hay không còn tùy từng phương pháp. Nếu có sự can thiệp xâm lấn, cảm giác đau sẽ khó tránh khỏi. Tuy nhiên, thông thường trước khi điều trị sẽ được ủ tê nên sự khó chịu, đau rát giảm đi tối đa.
Tóm tắt bài viết
1. Trị sẹo rỗ có đau không? Bác sĩ Da liễu hé lộ
Giải đáp cho câu hỏi trị sẹo rỗ có đau không, chuyên gia Da liễu khẳng định là “Đau” khi lựa chọn kỹ thuật can thiệp xâm lấn. Tuy nhiên, chị em và các đấng mày râu cũng không nên quá lo lắng bởi trước khi điều trị, bác sĩ sẽ ủ tê cho khách hàng. Cảm giác đau rát, khó chịu giảm thiểu, trong khả năng chịu đựng được, chỉ châm chích nhẹ.
Tình trạng đau, sưng tấy nhẹ là triệu chứng hoàn toàn bình thường sau khi trị sẹo lõm ở một số cơ địa. Sau khoảng 5 – 7 ngày, vết sưng bầm sẽ tự mất. Hiện tượng đau, sưng nhẹ thường gặp khi can thiệp kỹ thuật bóc tách đáy sẹo, laser CO2, chấm TCA, lăn kim…
Còn trị sẹo rỗ bằng nguyên liệu tự nhiên (nha đam, mật ong, nghệ,…) theo dân gian sẽ không gây ra bất cứ cảm giác khó chịu nào. Tuy nhiên, hạn chế cần mất thời gian dài mới đem lại hiệu quả.
2. Cách đẩy nhanh tốc độ phục hồi da, giảm đau sau khi trị sẹo rỗ
Kết thúc quá trình trị sẹo, các cơ sở thẩm mỹ sẽ làm dịu da cho khách hàng sau khi ứng dụng kỹ thuật xâm lấn bằng phun lạnh, đắp mặt nạ collagen, điện di lạnh,… để làn da giảm đỏ ửng, nhanh phục hồi. Tiếp đến, về nhà, chị em phụ nữ và các anh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc da trị sẹo lõm đúng như:
2.1. Chườm lạnh vết sẹo rỗ bằng đá để giảm sưng đỏ, rát
Nếu gặp tình trạng da sưng, đau sau trị sẹo lõm, phái đẹp và phái mạnh nên dùng đá lạnh để chườm. Hãy nhớ rằng chỉ nên chườm khoảng 5 – 7 phút, quá lâu có thể khiến làn da bị bỏng lạnh. Đặc biệt, không nên chườm đá trực tiếp lên da mà nên lót vào bên trong một chiếc khăn sạch.
2.2. Nuôi dưỡng làn da với nước xịt khoáng
Trong xịt khoáng chứa rất nhiều khoáng chất, nguyên tố vi lượng có lợi cho làn da, cung cấp độ ẩm cần thiết để da mịn màng, tăng sinh tế bào mới. Đặc biệt, xịt khoáng làm mát da nên có thể giảm thiểu tình trạng viêm, đau, sưng tấy và đẩy nhanh tốc độ làm lành sẹo.
2.3. Sử dụng nước muối rửa mặt trong 3 ngày đầu tiên
Các kỹ thuật xâm lấn đều gây ra những tổn thương nhẹ trên da, nên trong khoảng 3 ngày đầu, chị em và phái mạnh chỉ nên rửa mặt bằng nước muối để sát khuẩn. Làn da còn yếu, chưa phục hồi nếu dùng sản phẩm có hoạt chất mạnh, sẽ làm bào mòn da, tổn thương nghiêm trọng hơn, đồng thời tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập.
2.4. Dùng serum cấp ẩm giúp da nhanh tái tạo
Serum chứa các thành phần có tác dụng làm lành, tái tạo cấu trúc da bị tổn thương sau khi điều trị sẹo rỗ bằng laser, lăn kim, peel da,… Hoạt chất đưa vào dễ dàng thẩm thấu sâu, kích thích collagen sản sinh, làm đầy, thu nhỏ lỗ chân lông. Các lỗ, vết thương nhỏ li ti tạo đường dẫn để đưa serum thẩm thấu hiệu quả nên muốn nhanh phục hồi, không nên bỏ qua bước chăm sóc da này.
2.5. Bôi kem dưỡng ẩm đúng quy trình
Làn da sau khi trị sẹo lõm bằng lăn kim, phi kim, laser sẽ thường bị khô. Khô da chính là nguyên nhân khiến da lão hóa, đứt gãy liên kết collagen và elastin, xuất hiện tình trạng lõm, chảy xệ, Vậy nên, để da đủ độ ẩm, hãy bôi kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày. Khả năng làm lành tổn thương nhờ dưỡng chất từ kem dưỡng ẩm sẽ gia tăng hiệu quả trị sẹo rỗ.
2.6. Thoa kem chống nắng đều đặn
Vết thương sau khi trị sẹo chưa lành, nếu bị tác nhân môi trường như tia UV gây ảnh hưởng, tình trạng sẽ càng trở nên trầm trọng. Làn da dễ tăng sinh hắc sắc tố, bị thâm sạm, nám, lâu phục hồi liên kết. Do đó, thoa kem chống nắng là cách bảo vệ làn da tối ưu nhất.
3. Trị sẹo rỗ có gây nguy hiểm không? Tìm hiểu rủi ro thường gặp
Nếu điều trị sẹo lõm ở cơ sở uy tín có bác sĩ giỏi, mức độ nguy hiểm sẽ giảm thiểu tối đa. Sẹo rỗ là vết thương vĩnh viễn, ăn sâu, khó loại bỏ triệt để. Muốn đạt kết quả tốt nhất đòi hỏi phải can thiệp xâm lấn, vậy nên khó tránh khỏi rủi ro.
Trị sẹo lõm gây nguy hiểm khi điều trị ở cơ sở thẩm mỹ chất lượng thấp. Rủi ro thường thấy bao gồm:
– Tụ máu, đau, bầm tím do kỹ thuật cắt đáy sẹo rỗ sai cách, gây ảnh hưởng vùng da lân cận
– Da nổi mẩn đỏ, tăng sắc tố da (sạm đen) nhưng chỉ là hiện tượng tạm thời
– Nhiễm trùng vùng da sẹo lõm do quy trình điều trị thiếu chuyên nghiệp, không khử trùng dụng cụ hay vệ sinh da đúng cách,…
– Vùng điều trị bị chảy máu, tổn thương nặng khi lựa chọn dụng cụ lăn kim với kích thước quá to cho làn da mỏng, nhạy cảm,…
– Dị ứng hoạt chất khi sử dụng kỹ thuật peel da trị sẹo rỗ,…
Cách thức điều trị của mỗi phương pháp trị sẹo khác nhau, nên rủi ro cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, chỉ cần kỹ thuật của người điều trị cao, có kiến thức sâu rộng về từng giải pháp, trị sẹo lõm bằng lăn kim, phi kim, laser, bóc tách đáy sẹo sẽ đảm bảo an toàn, kết quả cao.
Với những chia sẻ từ chuyên gia Da liễu, chị em và các anh đã biết trị sẹo rỗ có đau không, qua đây sẽ lựa chọn được giải pháp phù hợp. Nếu khách hàng sợ đau, sợ rủi ro, biến chứng, cơ hội trải nghiệm trị sẹo lõm bằng công nghệ cao – Lasik Scar vẫn luôn rộng mở. Công nghệ dùng bước sóng siêu tần Lasik tác động vào vùng sẹo rỗ, bóc trách triệt để chân sẹo, trả lại làn da sáng mịn, đều màu mà không gây đau, không biến chứng, rủi ro.