Vỏ bọc chương 4 | Hợp đồng kinh doanh
Diệp dường như không để ý đến những lời chị dâu cả vừa nói, cô tiếp tục nhìn bà Hòa:
Còn đây là sợi dây chuyền con đã tự tay thiết kế và đặt làm. Con nhớ ngày chúng con cưới, mẹ có kể rằng bà nội để lại cho mẹ một sợi dây chuyền bằng vàng, mặt dây chuyền là một viên ngọc bích đặc biệt. Nhưng nó bị mất ngay trong lễ tang của bà nội. Con không có phước gặp được bà, cũng không biết sợi dây chuyện đó trông như thế nào, con chỉ thấy mẹ rất buồn. Vì thế, con đã tự nghĩ và làm một sợi dây bằng vàng 18K cho trẻ trung. Món quà này chắc chắn không có giá trị về mặt vật chất cũng như tinh thần như món quà của bà nội, nhưng con hi vọng mẹ sẽ không còn day dứt nữa ạ.
Mọi người đều chú ý đến sợi dây chuyền mà Diệp mở ra từ trong chiếc hộp nhung đỏ. Bà Hòa cầm lên, rưng rưng nhìn sợi dây như gặp lại một người bạn cố tri. Không gian lắng đọng đến mức có thể nghe được cả tiếng thở của mỗi người. Bà nhìn con dâu út rồi nói:
Mẹ cảm ơn con. Dĩ nhiên là sợi dây của bà nội đã có từ nhiều đời trước đó truyền lại, chất vàng cũng khác nhưng cũng đẹp gần giống sợi dây này. Đây quả là món quà quý giá vô cùng, không phải vì tiền con đã bỏ ra để làm mà quý ở trong suy nghĩ, trong cái tâm của con. Mẹ không ngờ con vẫn nhớ câu chuyện đó và có thể nghĩ ra món quà đặc biệt như thế này.
Diệp nhoẻn cười:
Mẹ vui là được rồi ạ, chúng con chỉ mong mẹ khỏe và luôn vui vẻ, con cũng chỉ vẽ theo trí tưởng tượng thôi ạ!.
Bà Hòa lau vội giọt nước mắt đang lăn xuống vì xúc động:
Đẹp lắm con ạ, rất đẹp!
Ông Tân dường như cũng cùng cảm xúc với vợ, nhưng là đàn ông nên ông chỉ lặng lẽ nhìn sợi dây chuyền trên tay vợ như một cách nhớ lại hình bóng người mẹ hiền rồi nói:
Để tôi đeo cho bà!
Mọi người đều vỗ tay hưởng ứng. Ông Tân vén tóc vợ và nhẹ nhàng đeo sợi dây cho bà Hòa. Sợi dây chuyền lấp lánh, trông bà như trẻ ra bởi thiết kế tinh xảo. Chị Hiền nãy giờ cũng ngồi theo dõi câu chuyện. Khi sợi dây đã được đeo trên cổ bà Hòa, chị ấy mới nói:
Mọi người không thấy lạ sao? Thím Diệp không hề biết sợi dây mà lại có thể tưởng tượng và vẽ ra nó gần. Vả lại, thím bận rộn lắm cơ mà, sao vẫn có thời gian vẽ vời và đi đặt họ làm dây chuyền?
Thắng từ lúc vợ đưa món quà cho mẹ thì im lặng, có vẻ anh rất xúc động. Đến giờ nghe chị dâu nói vội đứng bật dậy:
Đủ rồi đấy chị Hiền, chị bị làm sao thế nhỉ? Diệp có làm gì chị đâu mà chị cứ phải hằn học với vợ tôi như thế? Cô ấy tặng thuốc bổ cho mẹ thì chị bảo trù cho mẹ ốm, sao chị không nghĩ theo hướng là vợ tôi muốn cho mẹ khỏe? Còn nữa, cô ấy vì sự day dứt của mẹ khi mất đi sợi dây chuyền nên đã suy nghĩ và làm sợi dây khác tặng mẹ, vậy mà chị cũng xét nét. Ý của chị là gì? Tại sao chị không nghĩ mọi chuyện một cách sáng sủa, lạc quan mà cứ nghĩ nó tối đi thế?
Hiền hơi sững người lại trước thái độ của Thắng. Thực ra, dù không ưa Diệp nhưng Hiền không dám nói gì trước mặt Thắng bởi anh rất thẳng thắn, cương trực. Nhưng hôm nay Hiền nói mỉa mai hơi nhiều vì có Trà ở đây. Cô ta muốn Diệp bẽ mặt. Hiền luôn thầm trách Thắng quá kém. Trà là con gái Hà thành, gia đình khá giả, cuộc sống sang chảnh thì không yêu, lại đi lấy một con bé ở tận vùng ngoại thành. Nhà báo thì có gì giỏi giang chứ? Nếu Thắng lấy Trà, chả phải Hiền như hổ mọc thêm cánh, có thêm cô em dâu cùng phe, lại được dùng hàng hiệu nữa. Nhưng Hiền không dám chê bai Diệp, nhất là khi có mặt Thắng vì sợ anh một phép. Lần này, cái đập bàn cũng khiến Hiền khiếp đảm, nhưng khựng lại một chút, không muốn mất mặt, mình là chị dâu của nó kia mà? Hiền đứng nhanh dậy:
Chú to tiếng với ai ở đây hả? Tôi là chị dâu của chú đấy, tôi nói có gì sai nào? Không lẽ tôi chẳng có quyền nói lên những suy nghĩ của mình? Công bằng ở đâu?
!
Anh Toàn vội đưa ra lời hòa giải:
Thôi thôi, hai người làm gì vậy? Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ mà!
Hiền nhìn chồng:
Đó, anh xem kìa, anh là trưởng nam mà để nó nói xối xả với vợ anh như vậy à? Cho nó học hành làm gì, giờ trợn mắt lên cả chị dâu nữa. Loài phụ nữ thật là nhiều chuyện, nhiều lời mà.
Thắng chỉ tay vào mặt Hiền:
Nếu không phải vì mẹ thì hôm nay tôi đã thay mặt anh Toàn dạy cho chị một bài học rồi. Quà nào cũng là quà, quan trọng ở cái tâm của người tặng, chị làm chiêm bao nhiêu là chuyện lắm vậy?
Bà Hòa thở dài:
Mấy đứa trẻ có chút xíu hiểu mẹ ra sao không? Đủ rồi, mẹ hiểu là được, không cần ai giải thích hết. Khi Diệp đến, bà nội đã ra đi. Chuyện mẹ mất sợi dây chuyền mà bà để lại, cả nhà đều biết. Mẹ quý sợi dây đó nên mẹ nhớ từng chi tiết trên đó. Khi kể lại với Diệp, mẹ đã tả rất tỉ mỉ sợi dây ấy và mẹ cho rằng Hiền nghĩ quá về việc này. Em Diệp có trí tưởng tượng tốt và vẽ giỏi nên vẽ theo lời kể của mẹ, đó là tất cả, không phải Diệp có ý đồ gì đâu chứ? Mẹ hiểu, sợi dây đó không còn, ai cũng tiếc. Nhưng đừng vì thế mà nghĩ xấu cho Diệp. Mẹ không bênh ai hết. Nhưng mẹ chắc chắn Diệp không làm điều đó. Đơn giản vì cô ấy không biết về chuyện ấy nếu mẹ không kể!
Chị Hiền ngồi xuống và thở hắt ra:
Thôi được rồi, mẹ đã nói thế thì con không còn gì để nói thêm nữa ạ!
Rồi chị lấy ra một hộp nhung:
Đây là món quà mà vợ chồng con tặng mẹ. Chiếc vòng ngọc này con tặng để mong mẹ luôn mạnh khỏe ạ!
Bà Hòa nhận lấy chiếc vòng rồi nói:
Mẹ cảm ơn các con, toàn là những món quà có giá trị. Các con lo cho mẹ quá, mẹ rất xúc động!
Bữa tiệc sinh nhật tiếp tục nhưng không khí có chút gượng gạo. Thắng thỉnh thoảng nắm lấy tay vợ trong bữa ăn, anh không muốn Diệp phải chịu đựng từ phía Hiền. Anh biết chị dâu muốn anh cưới Trà, nhưng việc Thắng không lấy Trà đã khiến Hiền hận. Hôm nay có đông đủ mọi người, chị dâu của Thắng lại tỏ ra khó chịu. Tuy nhiên, anh vẫn quyết bảo vệ vợ đến cùng…
Khi tàn tiệc, Trà chia tay mọi người và rời đi. Hiền tiễn bạn ra cổng, sau đó trò chuyện một lát rồi mới vào trong. Thắng và Diệp dọn dẹp xong và xin phép đi nghỉ ngơi. Ngồi xuống giường, Thắng nhìn vợ:
Em đừng lo lắng về chuyện lúc nãy nhé, tính Hiền thế đó, nhiều lúc còn trẻ con lắm, nói mà không suy nghĩ đâu!
Diệp cười.
!
Cô biết Thắng không muốn cô lo lắng nên đã bao biện một chút cho Hiền, dù trong lòng anh chẳng ưa chị dâu tí nào. Diệp ngồi xuống bên cạnh chồng:
Trời ơi! Em nghĩ làm gì cho mệt người? Mọi người hiểu cho em là được. Em không vì một người ghét mình mà buồn đâu, chồng yên tâm đi!
Thắng kéo vợ vào ôm:
Ngoan, em đừng nghĩ linh tinh là được!
Anh nhẹ nhàng hôn lên trán Diệp, sau đó cánh môi của anh chạm nhẹ vào môi cô. Thắng luôn như vậy, nhẹ nhàng và tinh tế. Diệp thoải mái ôm lấy anh, đáp lại nụ hôn thâm tình. Anh ôm cô, từng cử động như thể anh đang nâng niu từng tấc da thịt của cô. Anh nhẹ nhàng đặt môi lên cơ thể Diệp. Mỗi nụ hôn của anh khiến cô ngây ngất. Căn phòng trở thành biển tình bởi những tiếng thở gấp gáp và tiếng da thịt va chạm của hai trái tim hòa mình vào nhau. Nằm trong vòng tay của chồng, Diệp nói:
Em đã sẵn sàng, mình sẽ có con anh nhé!
Thắng lau những giọt mồ hôi trên trán vợ:
Anh không ép vợ, em đừng căng thẳng, khi nào em thấy sẵn sàng thì được!
Diệp cười:
Em sẽ xin nghỉ công tác một thời gian. Tuổi trẻ sôi nổi như vậy thì đủ rồi, hai bên bố mẹ dù không giục nhưng chắc chắn họ mong có cháu rồi!
Thắng ôm vợ:
Ừ, chúng mình cùng cố gắng nhé!
Cô ngủ trong vòng tay của anh.
Sáng hôm sau, Thắng dẫn Diệp đi dạo quanh Hà Nội, đến những địa điểm quen thuộc từ thời thơ ấu của anh và mua một số đặc sản để mang về làm quà. Chiều chủ nhật, hai vợ chồng bay xuống Nam. Bà Hòa nói thầm:
Hai tháng nữa mẹ sẽ vào đó với nhóm người cao tuổi đi du lịch, có lẽ đúng vào ngày sinh nhật của Thắng!
Diệp cười:
Vậy à mẹ? Nhớ giữ lời hứa đấy nhé! Nếu mẹ không đi, con sẽ buồn lắm!
Mẹ chồng cô gật đầu:
Được, con dâu!
Chiếc máy bay cất cánh, bà Hòa nhìn theo mãi rồi cùng chồng và Toàn về nhà.
Sáng thứ hai đầu tuần…
Khi Thắng đến công ty, anh được giám đốc gọi lên gặp. Anh không hiểu có việc gì xảy ra. Phạm Tuấn, giám đốc trẻ tuổi, là người rất tài năng và nghiêm túc trong công việc. Thắng tự kiểm tra lại thời gian vừa qua và thấy mình không có sai sót gì, vậy nên anh nghĩ có lẽ có việc riêng. Anh đem gói quà đã chuẩn bị trước để đưa lên phòng giám đốc, đó là những đặc sản của Hà Nội mà vợ chồng anh đặt mua làm quà cho Phạm Tuấn và mọi người trong phòng kinh doanh. Tiếng gõ cửa vang lên, Thắng nghe giọng ấm áp miền Nam của giám đốc:
Mời vào!
Anh mở cửa và cười:
Dạ chào giám đốc! Anh có gì đặc biệt mà gọi em đến ạ?
Phạm Tuấn ngước nhìn và mỉm cười:
Thắng à? Hôm qua anh gọi cho em biết mà, về quê vui không? Mọi người khỏe cả chứ?
Giám đốc Tuấn luôn bắt đầu mỗi cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi như vậy. Hôm qua, anh đã gọi cho Thắng và biết rằng vợ chồng Thắng đang ở Hà Nội. Trong cuộc trò chuyện với giám đốc, Thắng chưa từng cảm thấy có sự cách biệt hay áp lực nào, vì cách nói chuyện của Phạm Tuấn rất dễ chịu. Thắng mang túi quà ra, nói:
Dạ, cảm ơn giám đốc. Gia đình em khỏe mạnh, vợ chồng em mang một ít quà Hà Nội để tặng anh ạ!
Tuấn nhận túi quà và cười:
Đặc sản Hà Nội à? Rất tốt. Anh cảm ơn em nhé! Em ngồi đi!
Thắng kéo chiếc ghế đối diện Tuấn rồi nói:
Dạ, có chuyện gì anh?
Tuấn giải thích:
Anh gọi em lên vì chúng ta có một hợp đồng với một công ty ở Đà Nẵng, đó là công ty con mới thành lập của tập đoàn T, giám đốc mới của công ty này vừa từ nước ngoài trở về, là người Hà Nội nên anh muốn em lập kế hoạch kinh doanh và làm việc với họ. Anh không phân biệt vùng miền nhưng anh nghĩ rằng việc để một người có năng lực và khả năng giao tiếp như em thực hiện hợp đồng này sẽ rất tốt. Giám đốc của họ cũng là người Hà Nội nên em hiểu rõ hơn. Và, trưởng phòng kinh doanh của chúng ta sắp đi học trong một thời gian dài, sau đó có thể chuyển sang công tác cho tập đoàn, vì vậy anh nghĩ đây là cơ hội để em thể hiện bản thân. Phòng kinh doanh cần những người như em, có năng lực và trách nhiệm.
Những lời này khiến Thắng rất vui vì giám đốc đang truyền động lực và niềm tin vào anh. Anh cười:
Cảm ơn giám đốc đã tin tưởng, em sẽ cố gắng hết sức!
Tuấn đưa tay để bắt tay Thắng và nói:
Anh đã nói chuyện với trưởng phòng của em, hy vọng em không làm mọi người thất vọng!
Thắng gật đầu:
Dạ, chắc chắn em sẽ làm hết sức mình, anh yên tâm nhé!
Thắng chào tạm biệt giám đốc rồi quay về bàn làm việc. Tài liệu về hợp đồng đã được đặt trên bàn, Thắng bắt đầu nghiên cứu về hoạt động của công ty đối tác và lập kế hoạch kinh doanh. Anh chăm chỉ làm việc đến trưa, khi điện thoại reo từ một số lạ, anh giật mình và nhấn nghe:
Alo ạ!
Thắng nghe điện thoại và gật đầu chào mấy đồng nghiệp đề nghị đi ăn trưa cùng. Bên kia, giọng nói của Trà vang lên:
Anh Thắng, anh đã ăn trưa chưa?
Nghe giọng của Trà, Thắng nói:
À, anh sắp đi ăn với đồng nghiệp. Có việc gì không em?
Trà cười:
Giám đốc của anh không nói gì sao?