Mặt trời sau giông bão chương 6 | Thế chấp nhà đất
Nhi trố mắt nhìn ông Tráng:
Bố…. sao bố lại nói như thế ạ? Con là vợ anh Tuấn, đây không phải con anh Tuấn thì con ai hả bố?
Ông Tráng thong thả nói:
Là bố hỏi thôi chứ có kết luận gì con đâu mà con nói tràng giang đại hải ra thế?
Nhi lắc đầu:
Bởi những gì bố nói ra là rất vô lý ạ!
Ông Tráng mỉm cười:
Con là vợ thằng Tuấn, điều đó không ai chối cãi được rồi. Nhưng đứa bé có phải là con của nó hay không lại là chuyện khác, có liên quan gì đâu!
Nhi không hiểu vì sao bố chồng cô lại nói ra những lời như thế. Từ ngày về làm dâu, cô chưa có bất kỳ một sai sót gì, mọi cư xử đều đúng mực. Với ông Tráng, cô luôn lễ phép dù ông hơi khó gần, vì ông ít quan tâm đến gia đình, chỉ lo việc công ty thôi, Thế nên Nhi và ông cũng ít trò chuyện. Có phải vì thế nên ông không hiểu cô chăng? Nhưng dù hiểu hay không cũng chẳng thể đưa ra những câu hỏi như vậy. Nhi nhỏ nhẹ:
Bố, con không hiểu vì sao bố lại hỏi những câu lạ lùng như thế. Con chưa làm gì có lỗi với bố mẹ và với cả anh Tuấn. Trong khi anh Tuấn cờ bạc, rượu chè, bồ bịch, giờ chủ nợ kéo đến nhà sao bố không trách đi, mà bố lại xỉa xói con là sao ạ?
Bà Tâm cũng lên tiếng:
Đúng, ông Tráng à, sao ông lại nói những câu vô lý như thế? Thằng Tuấn gái gú, dan díu với hồ ly làm hại công ty, sao ông không hỏi nó có con sơ con vãi không? Riêng tôi, chỉ có một đứa con dâu duy nhất là Tuệ Nhi, chỉ có cháu cho Nhi sinh ra mới mang họ Nguyễn và là con của thằng Tuấn.
Tuấn nãy giờ im lặng, lúc này anh ta mới lên tiếng, giọng chán chường:
Mẹ ơi, mẹ ăn rồi ngồi trong nhà nên không biết rõ những chuyện bên ngoài đâu ạ. Nhi dù lấy con, ai cũng biết điều đó nhưng vẫn rất nhiều người nhòm ngó lắm!
Bà Tâm trừng mắt nhìn Tuấn:
Hoa đẹp thì lắm kẻ ngắm, người xinh thì lắm người yêu, đó là chuyện bình thường. Nhưng anh xem, vấn đề là ở nó. Nó một lòng một dạ với anh thì ai muốn ngắm cũng mặc kệ. Cả ngày nó quần quật ở lò gạch, làm bạn với bùn với đất thì ngoại tình kiểu gì hả? Chỉ có những kẻ phởn phơ như anh, ngồi phòng điều hòa, ăn trắng mặc trơn, rảnh rỗi sinh nông nổi thôi!
Tuấn nhăn mặt:
Mẹ, con mới là con của mẹ đấy! Làm việc ở lò gạch vẫn có thời gian nghỉ ngơi chứ, cứ gạch vào lò rồi thì được nghỉ một lát, nhất là giờ nghỉ trưa đến cả tiếng đồng hồ, có gì mà không làm được hả mẹ?
Nhi nắm chặt bàn tay:
Anh Tuấn, anh có vẻ rành những chuyện đó nhỉ? Nếu anh muốn, chờ một thời gian nữa rồi xét nghiệm ADN. Anh bảo mong có con, rằng tôi sinh xong rồi đi học đại học như lời anh đã từng hứa. Anh nỗ lực để có con, giờ tôi mang thai, anh lại nói đó không phải con anh là sao? Anh vừa phải thôi chứ!
Bà Tâm giọng bực bội:
Con không cần giải thích đâu Nhi, mẹ tin con!
Nhi vẫn khảng khái:
Nếu bố và anh Tuấn hoài nghi thì chờ bé lớn thêm chút nữa, con sẽ làm xét nghiệm ADN.
Tuấn nhếch môi:
Thời đại này chỉ cần có tiền thì ADN kiểu gì cũng mua được!
Nhi nhìn Tuấn. Chính cô cũng không thể tin nổi đây là người mình đã chọn làm chồng:
Anh Tuấn, nếu đến cả kết quả ADN anh cũng không tin thì anh có thể không thừa nhận đứa con này. Em chỉ cần con của em khỏe mạnh, ngoan ngoãn và chăm lo học hành. Nếu anh không cần đến sự tồn tại của con thì em sẽ nuôi con nên người, không sao cả.
Tuấn cười mỉa mai:
Chưa gì mà em đã nghĩ đến chia tay anh rồi à? Đúng là ông cha ta nói không sai, khi giàu sang thì lắm kẻ chạy theo nhận làm quen biết. Chỉ khi nghèo hèn, khó khăn mới hiểu được lòng người.
Nhi bắt đầu thấy bực bội. Họ không chịu vu oan cho cô mà còn cố tình bêu riếu cô. Để làm gì nhỉ? Không lẽ chỉ để thỏa mãn những ích kỷ của họ? Cô nhìn Tuấn:
Anh bị hoang tưởng thật rồi! Tôi có làm gì đâu. Anh không nhận con thì để tôi nuôi, như thế là sai sao?
Ông Tráng liền dàn hòa:
Thôi được rồi. Giờ Nhi nên tạm nghỉ công việc ở lò gạch đã, mọi chuyện tính sau!
Tuấn cũng không nói năng gì nữa. Ánh mắt của anh ta lúc này thật đáng sợ …
Vài ngày sau…
Chiều hôm đó, Nhi đang tưới hoa cùng với mấy bác làm vườn. Cô ở nhà lúc rỗi rãi lại cùng tham gia việc nhà với mọi người. Đang hít hà hương thơm mấy bông hoa, Nhi giật mình bởi tiếng phanh xe ô tô rất rát. Ngẩng mặt lên, cô nhìn thấy người được gọi là anh Sáu kéo theo mấy gã bặm trợn hôm trước. À, đúng rồi, hôm nay là đến hẹn ba ngày mà người đàn ông kia nói. Thấy họ sầm sập tiến vào, Nhi nhớ tới câu nói của người đàn ông ấy ” sẽ không lịch sự nữa đâu”. Cô đưa chiếc kéo tỉa lá cho bác làm vườn rồi cũng đi vào nhà. Anh Sáu ngồi chễm chệ, chân gác lên sofa, mấy người kia đứng xung quanh. Cứ y như mấy cảnh xã hội đen đi đòi nợ mà Nhi xem trong những bộ phim trên tivi. Vừa lúc đó, cô lại nghe tiếng phanh xe và chỉ mấy phút sau Tuấn, Tài cùng với ông Tráng nhanh chân bước vào. Khi tất cả đã yên vị, anh Sáu hất hàm hỏi Tuấn:
Thế nào chú em, hết hạn rồi!
Tuấn cúi gằm mặt, đan hai tay vào nhau:
Anh Sáu, đợt này công ty em đang mua dây chuyền sản xuất mới nên em xoay hơi khó khăn, vẫn chưa đủ, mong anh…
Anh Sáu lắc đầu, vẫn giữ vẻ nhàn nhã:
Không nhiều lời!
Tuấn quỳ sụp xuống, lê chân đến trước mặt anh Sáu, nhưng người đàn ông ấy vẫn điềm nhiên:
Không diễn nữa. Mày nên nhớ mấy cái trò này tao không lạ gì nữa, cứ theo giấy vay nợ mà làm!
Tuấn xám mặt, ôm lấy chân anh Sáu:
Em xin anh… em còn thiếu hai tỷ nữa thôi…. em đang bí quá, anh cầm đỡ, em hứa…
Anh Sáu mỉm cười, một nụ cười rất nhẹ nhưng tỏ rõ sự khinh thường Tuấn:
Thôi, đừng hứa nữa. Thằng c.h.ó nào tìm đến anh cũng hứa hết, nhưng rồi các em cao chạy xa bay, anh lại cất công đi tìm mệt lắm. Viết gì trong giấy nợ thì giờ làm cái ấy!
Rồi anh Sáu lấy từ trong túi áo ra một tờ giấy gấp tư và nói với một thằng đàn em:
Đọc cho mọi người nghe!
Tuấn vẫn ôm chân anh Sáu:
Xin anh… em xin anh…
Tên đàn em cầm tờ giấy vay nợ và dõng dạc đọc. Đến cả ông Tráng cũng tái mặt khi gã kia đọc to dòng chữ :” nếu đến hẹn không trả, tôi xin thế chấp căn nhà ba tầng ở đường S thành phố F ”
Ông Tráng nhớ lại câu hỏi của vợ mấy ngày trước, rằng Tuấn đã lấy gì để thế chấp. Vậy mà lúc đó ông cho rằng bà Tâm chỉ nói vớ vẩn. Giờ ngay cả nhà cũng không có mà ở, ông Tráng bảo:
Cái gì…cậu vừa đọc cái gì cơ? Nhà này á?
Anh Sáu gật đầu khuôn mặt không có bất cứ một cảm xúc nào:
Đúng, giấy là con trai ông tự viết, chữ ký, dấu vân tay, căn cước công dân đều của Nguyễn Hoàng Tuấn. Vì chúng tôi cho vay nhanh nên thủ tục đơn giản, không rườm rà như ở ngân hàng, chỉ cần có bìa đất là OK rồi. Đây, bìa đất của nhà ông đây!
Người đàn ông mặc đồ đen vừa nói vừa đưa bìa đất của căn nhà mà họ đang ngồi ra, đặt ngay ngắn lên bàn. Ông Tráng nhìn thấy lắp bắp:
Sao ….sao nó lại có cái này được? Bìa này tôi để trong phòng của tôi cơ mà? Có phải đồ giả không?
Anh Sáu cười, nụ cười không phát ra tiếng nhưng tỏa ra một thứ uy lực:
Giám đốc à, đến con ruồi bay lướt qua tôi còn biết con nào đực, con nào cái. Bủa rất to thế này, giả thật chẳng lẽ tôi không phân biệt được? Hàng thật đấy, nếu không, ông cứ lên phòng ông kiểm tra xem, trong phòng có còn nó hay không!
Nghe giọng chắc nịch của anh Sáu, ông Tám quay sang bà Tâm:
Là bà, chính bà lấy đưa cho nó phải không?
Bà không bất ngờ trước thông tin đó, bởi bà đã chuẩn bị tinh thần cho sự việc này rồi. Bà biết, với bọn này nếu không đủ tiền thì phải có vật thế chấp chứ, đâu nói suông được? Giờ nghe chồng nhắc đến mình, bà nói:
Chìa khóa phòng làm việc của ông thì ông giữ, camera có cả trong lẫn ngoài phòng. Tôi làm sao mà vào được? Vả lại, ông mất giấy tờ chẳng lẽ ông không rõ?
Ông Tráng cau mày:
Vậy thì…
Tuấn lúc này mới lên tiếng:
Là con lấy. Cái lần bố gọi con vào bàn công việc của công ty, con có cầm theo một cuốn sách to bố còn nhớ không? Trước đó, con đã thấy bố để bìa đất trong xấp tài liệu. Con giả vờ lại xem tài liệu rồi để bìa vào cuốn sách mang theo là xong ạ!
Nghe con trai kể một cách rành rõ, ông Tráng đưa tay tát bốp vào mặt Tuấn:
Thằng ngu!
Anh Sáu nãy giờ im lặng, bây giờ mỉm cười rất nhẹ:
Thôi, việc gia đình ông thì tự giải quyết với nhau. Hôm nay, chúng tôi đến đây để đòi nợ thôi! Thực ra ban đầu con ông đòi thế chấp cả công ty TT, dù anh ta chỉ là quản đốc nhưng vẫn khăng khăng là có thể lấy đầy đủ giấy tờ. Tuy nhiên, tôi bảo chỉ cần nhà vì nhà là nơi chốn để đi về và của riêng gia đình ông, còn công ty liên quan đến bao nhiêu công nhân. Tôi cũng không hiểu sao con trai ông lại to gan đến thế. Giờ cách giải quyết duy nhất là tu chí làm ăn mà chuộc lại nhà!
Nhi chưa bao giờ thấy bọn lưu manh mà ăn nói tử tế như vậy. Cô từng xem những bộ phim có bọn xã hội đen hùng hổ đi đòi nợ, không nhàn nhã êm xuôi như thế này đâu, mà chúng sẽ đập phá, chửi bới.
Cảm nhận thấy không khí im ắng, anh Sáu lại nói tiếp:
Chúng tôi cũng không chặn hết đường sống của ai bao giờ. Tôi cho cậu hai ngày để định cư chỗ ở mới, đồ đạc có thể đưa đi bất kỳ thứ gì, tôi chỉ lấy nhà và đất thôi.
Nói xong, anh ta khoát tay ra hiệu cho đám đàn em kéo nhau về. Trong phòng khách sang trọng chỉ còn lại vợ chồng ông, Tài, Tuấn và Nhi. Cô ngồi xuống ghế, cầm tay bà Tâm:
Mẹ bình tĩnh kẻo ảnh hưởng sức khỏe. Hay mẹ cứ để con đi làm, được đồng nào hay đồng ấy, chứ nhìn nhà mình giờ thế này…
Ông Tráng thở dài:
Thôi, mai kêu người đến soạn đồ về nhà cũ sống. Cũng may tôi chưa bán căn nhà ấy, giờ ta có một ngày để dọn nhà đến, một ngày để dọn lại căn nhà cũ rồi ở tạm đó. Tôi đang họp để bàn giao dây chuyền sản xuất mới vì hôm nay Tài có góp thêm vào tiền mua dây chuyền sản xuất, cũng nhờ Tài có nhiều mối quan hệ nên đủ tiền để nhập. Hi vọng lò gạch làm ăn được để chuộc lại nhà. Còn bây giờ thì mọi người chịu khó một thời gian. Nhưng để được như thế, thằng ôn dịch kia phải làm ăn cho tử tế. Còn giờ mày nên làm việc với cơ quan điều tra để con kia bị tóm, như thế mày mới yên ổn được!
Tuấn vẫn ngồi quỳ dưới sàn nhà, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà anh ta đã mất – ngôi nhà, tài sản, những gì mà anh ta đã nỗ lực xây dựng đều tan thành mây khói rồi…