Ăn sắn có béo không? Nếu ăn một lượng hợp lý, sắn không gây béo, thậm chí còn có thể giảm cân. Tuy nhiên, đây cũng là loại củ có thể gây ngộ độc nếu quá lạm dụng trong giảm béo. Nếu muốn sử dụng sắn để giữ dáng nhưng còn còn băn khoăn, phái đẹp có thể lưu lại công thức nấu 3 món sắn giảm cân an toàn, đơn giản để thực hiện tại nhà nhé.
Tóm tắt bài viết
1. Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp ăn sắn có béo không?
Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, sắn là một trong những thực phẩm nên xuất hiện trong thực đơn giảm mỡ của những người mong muốn thon gọn thân hình.
Sắn là loại củ nhiệt đới giàu dinh dưỡng với hàm lượng nước, chất xơ cao và vitamin cao. Bên cạnh đó, trong thành phần của sắn cũng chứa nhiều sắt, photpho, canxi,… Đây đều là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
Theo thống kê, lượng calo trong 100g củ sắn tươi là khoảng 152 kcal. Đây là mức calories trung bình và không gây béo nếu ăn với một lượng vừa đủ.
2. Có thể giảm cân với sắn không?
Trong thành phần của sắn, hàm lượng nước chiếm đến gần 90% trong khi tinh bột chỉ giao động trong khoảng 2%. Lượng nước cao giúp sắn có khả năng thúc đẩy trao đổi chất và tiêu thụ calories trong cơ thể.
Chưa kể, tỷ lệ chất xơ cao trong sắn cũng hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột người dùng. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt giúp người dùng hạn chế được tình trạng khó tiêu, tích tụ thức ăn thừa gây mỡ.
Vì vậy, nàng hoàn toàn có thể sử dụng sắn như một loại thực phẩm hỗ trợ trong quá trình giảm cân. Hoặc dùng để đổi bữa, thay thế cho một số loại thực phẩm giàu tinh bột trong một bữa phụ.
3. Các món ăn giảm béo từ sắn tươi
Sắn không gây béo, thậm chí có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, loại thực phẩm này sẽ trở thành “độc dược” nếu ăn trực tiếp mà không chế biến. Để giảm cân an toàn, lành mạnh, nàng có thể tham khảo một số công thức chế biến sắn giảm cân như sau:
3.1. Sắn hấp nóng giảm cân
Sắn nóng hấp là món ăn cơ bản và dễ chế biến từ sắn. Với cách chế biến này, lượng calo trong 100g sắn tươi sẽ giảm từ 152 kcal xuống 112 kcal. Nhờ vậy, phái đẹp cảm nhận được những thay đổi rõ rệt khi sử dụng sắn trong giảm cân.
Ngoài hấp, nàng cũng có thể luộc sắn để tăng cường trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, với phương pháp này, các dưỡng chất, vitamin trong sắn cũng dễ bị giảm do bị nước hòa tan. Không còn dưỡng chất, sắn giống như các nguồn tinh bột gây béo thông thường khác. Nàng nên lưu ý để lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp nhất.
Cách chế biến:
– Chuẩn bị một lượng sắn vừa phải, đủ sử dụng trong thời gian ngắn. Chú ý không hấp một lúc quá nhiều và không sử dụng hết khiến sắn mất vị thơm ngon dinh dưỡng.
– Rửa sạch phần củ sắn tươi, loại bỏ hoàn toàn phần vỏ để đảm bảo an toàn trong quá trình chế biến. Có thể ngâm sắn từ 30 phút – 1 giờ để loại bỏ hoàn toàn phần nhựa trên các củ sắn.
– Để nguyên củ hoặc cắt sắn thành các phần vừa ăn rồi xếp vào nồi hấp. Hấp sắn trong khoảng 15 phút cho đến khi có dấu hiệu dấu hiệu nứt nhẹ thì tắt bếp.
– Cho sắn nghỉ 3 – 5 phút để săn lại thì có thể thưởng thức. Ăn sắn giảm cân không nên ăn cùng các loại đường, sữa đặc, cốt dừa,… để tránh tăng calories.
3.2. Bánh sắn nướng lạ miệng
Bánh sắn nướng là một biến tấu lạ miệng giúp nàng chống ngán khi phải ăn quá nhiều sắn hấp trong quá trình giảm cân. Không cần quá khéo tay, nàng vẫn có thể chế biến được bánh sắn nướng tại nhà bởi đây là món ăn tương đối đơn giản.
Cách chế biến:
– Lựa chọn những củ sắn cỡ vừa, không quá già hay vẫn còn độ xanh non.
– Rửa sạch, và loại bỏ tất cả phần vỏ và hai đầu củ sắn. Chú ý gọt kỹ để loại bỏ chất độc axit cyanhydric trong vỏ sắn.
– Hấp sắn chín tương tự như với món sắn hấp. Không để sắn nghỉ mà tách nhỏ ra, loại bỏ phần xơ ở giữa và tán nhuyễn mịn. Làm càng cẩn thận và tỉ mỉ, món bánh sắn sẽ càng dẻo dai trong quá trình nướng. Có thể cho thêm một thìa nhỏ dầu dừa hoặc dầu olive để tạo độ kết dính đồng thời không cháy trong quá trình nướng bánh.
– Cho thêm một ít dừa nạo sợi và tiếp tục trộn đều để dừa và sắn hòa quyện với nhau.
– Chia hỗn hợp thành các phần nhỏ vừa ăn, tạo hình rồi chuẩn bị đem nướng. Có thể tạo các khối cầu nhỏ hoặc miếng dẹt để dễ chín đều hơn trong quá trình nướng.
– Cho bánh vào chảo chống dính, áp chảo trực tiếp mà không bỏ thêm dầu, bơ. Đợi hai mặt bánh vàng đều thì cho ra đĩa và thưởng thức. Nàng cũng có thể lựa chọn lò nướng hoặc nồi chiên không dầu khi thực hiện món bánh sắn nướng. Với hai phương pháp này, nên nướng khoảng 5-7 phút ở 180 độ C để mặt bánh vàng giòn.
3.3. Chè sắn thanh mát đốt mỡ
Nếu phái đẹp muốn tìm kiếm một món ăn giảm cân thanh mát, giải nhiệt mùa hè thì chắc chắn không thể bỏ qua món chè sắn. Vẫn từ nguyên liệu quen thuộc, món chè được biến tấu để có độ sánh mịn dẻo dai.
Cách chế biến:
– Sơ chế sạch phần củ sắn tươi tương tự như với hai món ăn kể trên. Sau khi sắn chín mềm, để nguội và cắt nhỏ thành những miếng vừa ăn. Nên để sắn nguội hẳn rồi cắt để giữ được độ nguyên vẹn.
– Chuẩn bị một phần dừa nạo tươi và ngâm nước nóng trong khoảng 10 phút để lấy phần nước cốt.
– Cho phần nước cốt dừa tươi vào nồi nấu đến khi sôi thì bỏ sắn vào. Thêm khoảng 2-3 thìa đường ăn kiêng và khuấy đều cho tan. Đun chè cho đến khi sắn có độ trong và nước sánh mịn thì tắt bếp và để nguội. Có thể rắc thêm một chút dừa tươi hoặc vừng rang để tăng hương vị cho món chè.
Chú ý không sử dụng bột năng, nước cốt dừa đóng lon hoặc các loại đường thông thường khiến lượng calo trong món chè tăng cao và gây béo.
4. Những trường hợp không nên ăn sắn để giảm cân
Sắn và các món ăn chế biến từ sắn đều có khả năng giúp nàng giảm cân. Tuy nhiên, nếu thuộc một số nhóm đối tượng sau đây, nàng không nên ăn sắn cũng như dùng sắn trong các bữa giảm eo.
– Người mắc bệnh về tiêu hóa và đường ruột: Ngoài các thành phần dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân, trong sắn cũng có một lượng Acid cyanhydric nhất định. Loại độc tố này có tính chất tương tự như độc tố trong măng tươi. Đây là chất dễ gây rối loạn hệ tiêu hóa cũng như ngộ độc, đặc biệt là với những người có đường ruột không ổn định.
– Phụ nữ đang mang bầu hoặc mới sinh em bé: Độc tố trong sắn không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn sức khỏe các bà bầu. Vì vậy, sử dụng sắn trong thời kỳ mang thai khiến cả mẹ và em bé yếu đi và dễ mắc bệnh hơn bình thường.
– Người có sức đề kháng kém: Ở những người có sức khỏe tốt, độc tố trong sắn có thể ảnh hưởng nhưng chỉ khi sử dụng quá nhiều. Ngược lại người có thể trạng yếu chỉ ăn một lượng sắn nhỏ cũng có thể chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,…
5. Lưu ý khi chế biến và sử dụng sắn an toàn trong giảm cân
– Sơ chế cẩn thận để đảm bảo an toàn
Trong sắn có hàm lượng độc tố tương đối cao, đặc biệt là ở các loại sắn tươi mới thu hoạch hoặc sắn sống. Vì vậy, muốn sử dụng sắn an toàn, người dùng cần chú ý không lựa chọn các củ sắn tươi và vẫn còn độ xanh non. Khi chế biến cần loại bỏ sạch 100% vỏ và ngâm khoảng 1 giờ đồng hồ trước khi nấu chín. Nấu xong, tuyệt đối không đậy, ủ kín khiến chất độc trong sắn bị tích tụ. Nên mở vung để chất độc bị bay hơi hoàn toàn.
– Sử dụng với số lượng vừa phải
Sắn sử dụng với lượng vừa đủ có tác dụng giảm cân và duy trì lượng tinh bột ổn định cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu vượt quá số lượng cho phép, cơ thể sẽ mệt mỏi thậm chí là tử vong do nhiễm độc tố. Chỉ nên sử dụng tối đa 100 – 150g sắn/tuần để đảm bảo an toàn sức khỏe.
– Lựa chọn cách chế biến phù hợp để không làm giá trị dinh dưỡng của sắn
Sắn có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Mỗi cách đem đến hương vị riêng cho thực phẩm này. Sử dụng trong giảm cân, nàng cần sơ chế sạch rồi hấp hoặc nướng để không làm gia tăng lượng calories.
Sau khi biết câu trả lời của việc ăn sắn có béo không, phái đẹp có thể an tâm thêm loại thực phẩm này vào thực đơn giảm cân. Nhưng hãy chú ý cân đối lượng vừa đủ để giảm cân an toàn lành mạnh tại nhà.